Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Viêm họng mủ ở trẻ là bệnh gì? Dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm và chăm sóc

18/10/2021
Viêm họng mủ ở trẻ là bệnh gì? Dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm và chăm sóc

Viêm họng mủ ở trẻ em là căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì sẽ gây biến chứng áp xe họng, viêm tấy xung quanh họng và suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ sau này.

1. Viêm họng mủ ở trẻ là bệnh gì?

Viêm họng mủ hay còn được gọi là viêm họng có mủ, là bệnh lý Hô hấp phổ biến do virus, vi khuẩn gây nên, làm cho cổ họng bị viêm nhiễm kéo dài, phát triển mạnh mẽ khiến cho vùng niêm mạc ở thành họng bị phình lên thành những hạt hoặc có mủ, làm cho hơi thở có mùi khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt.

Viêm họng mủ là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm họng ở trẻ, lúc này, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau rát khó chịu ở trong cổ họng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây viêm nhiễm sang các cơ quan khác như tai - mũi - họng. Đặc biệt, viêm họng mủ ở trẻ có thể làm ảnh hưởng đến tim thất nếu như trẻ có tiền sử bệnh tim.

2. Dấu hiệu viêm họng có mủ ở trẻ

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ thường có những biểu hiện rất rõ ràng và dễ nhận biết, tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường chủ quan vì nghĩ rằng bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ. Trên thực tế, viêm họng chảy mủ ở trẻ là căn bệnh cần phải cảnh giác vì khả năng gây biến chứng của nó rất cao.

Cũng giống như viêm họng cấp tính, viêm họng mủ ở trẻ sẽ làm xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị Ho khan, Ho khạc đờm, triệu chứng thường sẽ nặng hơn vào ban đêm
  • Khi khám sẽ thấy họng thấy có chấm mủ, sưng đỏ
  • Bị Ngứa cổ họng kèm dịch mủ
  • Hơi thở có mùi hôi do mủ gây ra
  • Đau rát họng, họng sưng đỏ, khó ăn, khó nuốt.
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, nôn trớ
  • Có thể bị Sốt nhẹ hoặc Sốt cao đột ngột lên tới 39°C – 40°C.
  • Trẻ có thể bị mất tiếng, khản giọng, thở bằng miệng khi ngủ, thở khò khè.
  • Trong trường hợp nặng thì cha mẹ có thể thấy ở góc hàm trẻ xuất hiện hạch, ấn vào thấy đau.
Viêm họng mủ ở trẻ là bệnh gì? Dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm và chăm sóc - ảnh 1
Trẻ bị ho khan, ho khạc đờm, họng có chấm và sưng mủ có thể là dấu hiệu của viêm họng mủ

3. Những biến chứng nguy hiểm do viêm họng chảy mủ ở trẻ

Viêm họng mủ ở trẻ em là căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Khiến trẻ bị suy dinh dưỡng: Bệnh viêm họng ở trẻ nói chung và viêm họng mủ nói riêng sẽ khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống và dẫn tới biếng ăn, suy dinh dưỡng, kém phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Biến chứng áp xe amidan
  • Gây ra nhiều bệnh lý ở tai - mũi - họng: Vì các bộ phận này có sự thông với nhau nên nếu Tình trạng viêm họng mủ ở trẻ kéo dài thì sẽ làm cho vi khuẩn tấn công sang các bộ phận khác.
  • Biến chứng toàn thân như viêm nhiễm toàn bộ cơ thể, đe dọa nhiễm trùng máu và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Viêm họng có mủ là căn bệnh rất dễ gặp phải và nguy cơ biến chứng cũng rất cao, do đó các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu khởi phát bệnh, nên đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Đặc biệt, cần cảnh giác với các yếu tố gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ và tăng nguy cơ biến chứng như:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh (ăn nhiều đồ ăn chua, cay, nóng, lạnh).
  • Trẻ không được bổ sung đủ Dinh dưỡng nên hệ miễn dịch kém.
  • Sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm.
  • Cơ thể trẻ không được giữ ấm, dễ bị nhiễm lạnh.

4. Trẻ bị viêm họng có mủ thì cần làm gì? Viêm họng mủ ở trẻ là bệnh gì? Dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm và chăm sóc - ảnh 2

Cần chế biến khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ nuốt cho trẻ

Khi trẻ bị viêm họng mủ, ngoài việc cho con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời thì cha mẹ cần phải:

  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày, nếu dịch mũi quá nhiều và đặc thì có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ.
  • Dùng khăn giấy mềm để lau sạch mũi, dãi cho trẻ rồi vứt ngay.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc co mạch.
  • Chế biến khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ nuốt cho trẻ, nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Thực tế, đa số trường hợp viêm họng có mủ ở trẻ đều được chỉ định điều trị bằng thuốc giảm đau, tiêu viêm kết hợp với vệ sinh răng miệng hàng ngày để loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh. Để giúp nhanh chóng giảm nhẹ các triệu chứng và mau khỏi bệnh thì cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng, đủ liều, không được tự ý dừng sử dụng thuốc hoặc tăng giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Viêm họng có mủ là căn bệnh mặc dù không gây tử vong ở trẻ nhưng nguy cơ biến chứng thành bệnh nguy hiểm của nó rất lớn, do vậy các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu kỹ các kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.