Tên gọi khác: Hội chứng ruột kích thích, Rối loạn chức năng đại tràng, Đại tràng chức năng, Hội chứng đại tràng kích thích, Irritable bowel syndrome, IBS
Triệu chứng
Đau bụng sau ăn, đau quặn vùng bụng ở dưới rốn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu, gầy xanh, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, tiêu chảy và/hoặc táo bón.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Soi đại tràng sigma.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) ổ bụng, chụp X-quang đại tràng.
Xét nghiệm khả năng dung nạp lactose.
Kiểm tra hơi thở.
Các xét nghiệm máu.
Xét nghiệm phân.
Điều trị
Thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc tiêu hóa Motilium, thuốc nhuận mật, gan, chống táo bón như Livcin, Sorbitol. Vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn thức ăn dễ gây viêm đại tràng co thắt. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá...). Tránh stress, năng vận động, uống nhiều nước. Chế độ ăn tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt những loại giàu kali như chuối, đu đủ... Hạn chế hoặc không dùng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê và không hút thuốc lá, các chất chua cay và những thức ăn chiên rán khó tiêu. Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, no vào buổi tối.
Nguyên nhân
Mô tả
Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng… Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Viêm đại tràng co thắt có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ thực phẩm thông qua đại tràng (ruột già). Nếu tốc độ truyền quá nhanh hoặc quá chậm đều gây ra các triệu chứng khác nhau.
Khi các giai đoạn co và giãn của cơ ruột nhanh hơn, mạnh hơn so với đại tràng bình thường thì đại tràng sẽ không có thời gian hấp thụ nước trong thực phẩm sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Khi các cơn co thắt chậm hơn và yếu hơn bình thường, ruột hấp thụ chất lỏng quá nhiều, gây ra táo bón. Phân sẽ cứng và khô.
Phân loại
Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại:
Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
Có hiện tượng đau bụng và táo bón.
Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.
Trên thế giới, ước tính có khoảng 20% dân số bị viêm đại tràng co thắt.
Tại Việt Nam, 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới (cứ 4 nữ giới mắc viêm đại tràng co thắt thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này).
Người dễ mắc viêm đại tràng co thắt là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa
Theo các bác sĩ thì nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm đại tràng co thắt là do vấn đề ăn uống. Ăn những thức ăn không hợp vệ sinh (thức ăn có chứa vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, hoặc lỵ amíp) gây rối loạn nhu động ruột.
Dùng nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn đường ruột cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt.
Viêm đại tràng co thắt còn do nguyên nhân thần kinh căng thẳng, stress, do chấn động tâm lý.
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên thì một số nhà nghiên cứu tin rằng viêm đại tràng co thắt còn do một số nguyên nhân khác nữa gây ra là:
Mức độ bất thường của Serotonin trong ruột, điều này có thể giải thích lý do tại sao nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng bị lo âu và trầm cảm. Serotonin là một chất có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng của mỗi người. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt.
Phụ nữ bị viêm đại tràng co thắt nhiều gấp 4 lần so với nam giới nên các nhà nghiên cứu cũng tin rằng yếu tố nội tiết cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt.
Điều trị
Cần vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến. Những loại thức ăn nào dễ gây viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem cua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá...). Cần vệ sinh tốt môi trường sống.
Tránh stress, lo lắng thái quá gây trầm cảm làm giảm nhu động ruột; hãy tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.
Năng vận động, thể dục thể thao, uống nhiều nước, có thể lấy lòng bàn tay sờ nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.
Chế độ ăn tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt những loại giàu kali như chuối, đu đủ...
Hạn chế hoặc không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê và không hút thuốc lá, các chất chua cay và những thức ăn chiên rán khó tiêu. Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, đặc biệt không nên ăn quá nhiều, no vào buổi tối.