Cần tây

Tên hoạt chất: Cần tây

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Tác dụng

Tìm hiểu chung

Cần tây dùng để làm gì?

Hạt cây Cần tây được dùng để làm thuốc lợi tiểu và giúp chữa bệnh Viêm khớp cũng như Phong thấp. Dầu từ hạt cây có khả năng gây tê. Cần tây được dùng trong y học để chữa:

  • Đau khớp (thấp khớp), bệnh gút;

  • Rối loạn thần kinh, căng thẳng, nhức đầu;

  • Sụt cân do suy dinh dưỡng, ăn mất ngon, kiệt sức.

Ngoài ra, cần tây còn có một số tác dụng khác như:

  • Giúp thư giãn và gây ngủ;

  • Diệt khuẩn trong đường tiết niệu;

  • Giúp tiêu hóa và điều tiết co bóp ruột;

  • Kích thích bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt;

  • Giảm đầy hơi;

  • Tăng ham muốn tình dục;

  • Giảm lưu lượng sữa mẹ;

  • Kích thích các tuyến;

  • Giảm khó chịu trong kỳ kinh nguyệt;

  • Thanh lọc máu.

Cơ chế hoạt động của cần tây là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy tác dụng chống cao huyết áp, giảm cholesterol nhờ khả năng ức chế tyrosine hydroxylase. Alkaloid là một thành phần có trong cần tây có khả năng chống co giật.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cần tây là gì?

Hiện không có nghiên cứu cụ thể cho liều lượng cần thiết cho cần tây. Để chữa bệnh đầy hơi, bạn có thể dùng từ 1-4 g thuốc cần tây.

Liều dùng của cần tây có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cần tây có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cần tây là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Viên nang;

  • Hạt cần tây;

  • Rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cần tây?

Cần tây có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Trầm cảm, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương;

  • Kích thích tử cung;

  • Viêm da, gây tổn thương cho da và nhạy cảm với ánh sáng (khi dùng chung với thuốc từ cây phong);

  • Phản ứng dị ứng, mẫn cảm, gây phù mạch.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Cảnh báo

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cần tây bạn nên biết những gì?

Bạn nên ngưng sử dụng cần tây ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Bạn nên theo dõi các phản ứng mẫn cảm, đặc biệt là khi dùng chung cần tây – cây phong, và sốc phản vệ.

Trong lúc dùng thuốc, bạn nên theo dõi các triệu chứng trầm cảm vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Không nhầm lẫn hạt và nước cần tây vì chúng được dùng cho các bệnh khác nhau.

Không nên ở ngoài nắng quá lâu khi dùng thuốc từ cần tây.

Psoralen, một thành phần của cần tây, có thể gây ngứa.

Những quy định cho cần tây ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cần tây nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cần tây như thế nào?

Không dùng các sản phẩm từ cần tây, nếu như bạn có một trong các chứng bệnh sau:

  • Rối loạn về chảy máu;

  • Các bệnh về thận;

  • Huyết áp thấp.

Không dùng thuốc có có chiết xuất từ cần tây cho trẻ em.

Dùng nhiều cần tây có thể gây co thắt tử cung và gây ra sẩy thai. Không dùng cần tây cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Cần tây có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cần tây.

Cần tây có thể tương tác với một số thuốc, thảo dược và thực phẩm chức năng như:

  • Các loại thuốc làm cho da nhạy cảm với ánh nắng;

  • Các thuốc gây tê;

  • Các thuốc có ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp.

Cần tây có thể làm ảnh hưởng đến lượng lithium trong cơ thể.

Nguồn tham khảo

Cần tây, http://www.drugs.com/npp/celery.html

Cần tây,