1. Đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm virus Viêm gan B
Một số đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm virus viêm gan B, bao gồm:
- Các nhân viên y tế
- Những người thường xuyên tiếp xúc với máu như làm việc trong phòng thí nghiệm
- Nhân viên chăm sóc y tế
- Quan hệ tình dục
- Những đối tượng tiêm chích ma túy
- Những người đi lịch tại các quốc gia xảy ra Tình trạng viêm gan B phổ biến
- Mẹ mang virus Viêm gan B và truyền sang con
- Bệnh nhân thiếu máu do hồng cầu hình liềm
- Bệnh nhân được thực hiện ghép tạng
- Người thân trong gia đình mắc bệnh
- Những người mang virus viêm gan C ( có nguy cơ tiến triển thành viêm gan mạn tính) người nghiện rượu
- Những người có khả năng phơi nhiễm virus viêm gan B do tính chất công việc như nhân viên cứu hộ
2. Ai cần trì hoãn việc tiêm vắc - xin viêm gan B
Cũng như những vắc - xin khác, tiêm vắc - xin viêm gan B cần trì hoãn đối với những đối tượng đang bị Sốt cấp tính. Đối với những bệnh nhân đã bị nhiễm virus mà không biết, có thể thời kỳ ủ bệnh của viêm gan B đã diễn ra trong một thời gian dài nên việc tiêm vắc - xin viêm gan B có thể không ngăn ngừa được lây nhiễm viêm gan B.
Các yếu tố như độ tuổi, nam giới, béo phì, hút thuốc có liên quan đến đáp ứng miễn dịch đối với các vắc - xin viêm gan B, vì thế cần cân nhắc liều tiêm bổ sung ở những đối tượng này.
Đối với các bệnh nhân bị bệnh xơ cứng, các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn do hệ miễn dịch bị kích thích vì vậy cần cân nhắc giữa lợi ích của việc Tiêm chủng ngừa viêm gan B với nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh xơ cứng rải rác.
Tất cả các vắc - xin chứa virus bất hoạt đều không tìm thấy tác hại đối với thai nhi. Tuy nhiên, chỉ tiêm vắc - xin ngừa viêm gan B khi thật sự cần thiết và mang lại lợi ích vượt trội so với nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.