Loại vắc-xin phòng ngừa viêm gan B nào dành cho người lớn?

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo người lớn nên tiêm vắc-xin viêm gan B nếu có nguy cơ nhiễm virus viêm gan virus B, đặc biệt là các khu vực có tỷ lệ người lớn nhiễm virus viêm gan b cao và một số đối tượng có nguy cơ cao cần chủ động bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Loại vắc-xin Viêm gan B nào dành cho người lớn?

Hiện nay, chỉ có 2 loại vắc-xin là Twinrix (kết hợp HepA-HepB, tiêm 3 mũi) và Heplisav-B (Tiêm 2 mũi) được sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Engerix-B và Recombivax HB (dưới dạng 3 ml và tiêm 3 mũi) được chỉ định cho người lớn từ 20 tuổi trở lên.

2. Người lớn nào nên chủng ngừa viêm gan B?

Các nhóm sau đây được khuyến nghị nên tiêm phòng viêm gan B:

  • Người quan hệ tình dục với đối tác có dương tính với viêm gan B
  • Người có quan hệ tình dục với những người không chung thủy hoặc người có nhiều mối quan hệ khác.
  • Người đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Người có quan hệ tình dục đồng giới
  • Người trước đây hoặc đang sử dụng ma túy
  • Người sống cùng với thành viên trong gia đình có người dương tính với viêm gan B
  • Người bệnh và nhân viên của các cơ sở dành cho người khuyết tật
  • Nhân viên y tế, công an, bảo vệ... có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết cơ thể của người bệnh hoặc người phạm tội
  • Những người mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối
  • Du khách quốc tế đi đến các khu vực tỷ lệ người nhiễm virus Viêm gan B cao hoặc trung bình
  • Những người mắc bệnh gan mạn tính
  • Người bị nhiễm vi rút viêm gan C
  • Người nhiễm HIV
  • Người lớn chưa được tiêm vắc-xin viêm gan B và bị đái tháo đường từ 19 đến 59 tuổi
  • Người lớn chưa được tiêm vắc-xin viêm gan B bị đái tháo đường từ 60 tuổi trở lên nhưng phải xin ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm.
  • Tù nhân
  • Tất cả những đối tượng khác muốn được bảo vệ khỏi nhiễm HBV
  • Công nhận một yếu tố rủi ro cụ thể KHÔNG phải là một yêu cầu để tiêm chủng.
Loại vắc-xin phòng ngừa viêm gan B nào dành cho người lớn? - ảnh 1
Những đối tượng nhiễm HIV được khuyến nghị nên tiêm phòng viêm gan B

3. Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin viêm gan B là gì?

Cũng giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ với triệu chứng phổ biến nhất là đau ở vị trí tiêm.

Tác dụng phụ nhẹ thường gặp chỉ kéo dài một hoặc hai ngày như:

  • Đỏ, sưng hoặc Ngứa tại chỗ tiêm
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Mệt mỏi, hay cáu kỉnh
  • Viêm họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Dốt nhẹ (
  • Buồn nôn

Các tác dụng phụ khác rất hiếm xảy ra, tuy nhiên nếu có các triệu chứng dưới đây, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau lưng, mờ mắt hoặc thay đổi tầm nhìn
  • Ớn lạnh, lú lẫn
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Khó thở hoặc nuốt
  • Ngất xỉu hoặc Chóng mặt khi đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi
  • Ngứa, đặc biệt là ở bàn chân hoặc bàn tay
  • Đau khớp
  • Ăn mất ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tê hoặc Ngứa ran ở tay và chân
  • Đỏ da, đặc biệt là ở tai, mặt, cổ hoặc cánh tay
  • Phát ban da
  • Buồn ngủ hoặc khó ngủ
  • Cứng hoặc đau ở cổ hoặc vai
  • Co thắt dạ dày hoặc đau bụng
  • Đổ mồ hôi
  • Sưng mắt, mặt hoặc bên trong mũi
  • Mệt mỏi bất thường hoặc yếu cơ
  • Giảm cân
Loại vắc-xin phòng ngừa viêm gan B nào dành cho người lớn? - ảnh 2
Đau đầu, Chóng mặt là một trong số những tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng

4. Một số thắc mắc về vắc-xin viêm gan B

Câu hỏi: Hiện nay có khuyến nghị tiêm viêm gan b cho người lớn bị tiểu đường dưới 60 tuổi, còn đối với tiểu đường thai kỳ thì có được tiêm không?

Trả lời: Các khuyến nghị của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) năm 2011 về việc tiêm vắc-xin viêm gan B chỉ dành cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2, không có nội dung liên quan đến sản phụ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mang thai không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin viêm gan B và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường sau này. Do đó, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn được tiêm vắc-xin viêm gan B nếu có chỉ định.

Câu hỏi: Có cần thực hiện xét nghiệm Huyết thanh sau tiêm vắc-xin viêm gan B cho người lớn không?

Xét nghiệm huyết thanh để đánh giá khả năng tạo miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B chỉ được khuyến cáo cho một số trường hợp như nhân viên y tế và công an có nguy cơ tiếp tục tiếp xúc với máu của người bệnh và tội phạm trong công việc; người bị suy giảm miễn dịch; người có quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm của những người dương tính với virus viêm gan B. Thời gian thực hiện sau tiêm vắc-xin viêm gan B mũi cuối cùng từ 1 đến 2 tháng. Do đó, xét nghiệm Huyết thanh không cần thiết cho người lớn sau khi tiêm định kỳ vắc-xin viêm gan B.

Câu hỏi: Nếu bị tấn công tình dục thì người đó có nên được tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (HBIG) và vắc-xin viêm gan B không?

Trả lời: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có cả virus viêm gan B, do đó nếu bị tấn công tình dục thì nạn nhân có khả năng bị nhiễm virus này. Trừ khi nạn nhân đã tiêm đầy đủ tất cả các mũi của vắc-xin viêm gan B, còn nếu chưa được tiêm hoặc đã tiêm nhưng chưa đủ thì nạn nhân cần tiêm vắc-xin viêm gan B đơn liều càng sớm càng tốt sau khi tấn công tình dục xảy ra (số lượng mũi tiềm từ 2 đến 3 mũi tùy theo nhãn hiệu), nhưng không cần tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (HBIG).

Bài viết tham khảo nguồn: immunize.org

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung