Mục lục:

Bệnh vảy nến và mối liên với bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)

Những người mắc bệnh vẩy nến có khả năng mắc bệnh Crohn cao gấp 2,5 lần và khả năng mắc bệnh viêm loét đại tràng cao gấp 1,6 lần. Bệnh vẩy nến có liên quan đến một số rối loạn tiêu hóa.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) là gì?

Bệnh Crohn gây viêm từng phần trong hệ thống tiêu hóa, nhưng thường thì nó gây viêm ở ruột non và ruột già. Bệnh Crohn và bệnh Viêm loét đại tràng đều thuộc nhóm bệnh gây viêm ruột. Hiện nay, bệnh Crohn không có cách điều trị triệu để, chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng bệnh Crohn ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên phần lớn những người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây.

  • Tiêu chảy mãn tính, thường có máu và chứa chất nhầy, mủ
  • Giảm cân
  • Sốt
  • Đau bụng
  • Đầy bụng
  • Chảy máu trực tràng

Những người mắc bệnh Crohn có thể có các triệu chứng nghiêm trọng sau đó là các giai đoạn không có triệu chứng có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng năm. Các triệu chứng phụ thuộc vào vùng viêm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh Crohn gây ra 2 loại biến chứng: Biến chứng ở ruột và biến chứng ngoài ruột

Bệnh vảy nến và mối liên với bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) - ảnh 1
Người mắc bệnh Crohn thường bị đau bụng và tiêu chảy mãn tính

1.1 Biến chứng ở ruột

  • Áp xe: Túi mủ này xảy ra do nhiễm vi khuẩn. Nó có thể hình thành trên các thành ruột và phình ra. Hoặc áp xe xuất hiện ở gần hậu môn giống như một nhọt. Người bệnh sẽ có các triệu chứng: Sưng, đau và sốt.
  • Tiêu chảy kéo dài: Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đến hồi tràng, đầu dưới của ruột. Phần này thường hấp thụ axit mật mà cơ thể tạo ra để hấp thụ chất béo. Nếu cơ thể có thể xử lý chất béo sẽ gây tiêu chảy.
  • Rách niêm mạc hậu môn: Gây Chảy máu trong quá trình đi vệ sinh.
  • Lỗ rò: Vết loét có thể trở thành lỗ rò nối hai phần ruột. Chúng cũng có thể chui vào các mô gần đó như bàng quang, âm đạo và da.
  • Hấp thu kém và suy dinh dưỡng: Crohn ảnh hưởng đến ruột non - bộ phận của cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Sau một thời gian bị Crohn cơ thể sẽ không còn khả năng hấp thu tối đa chất dinh dưỡng như bình thường.
  • Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức (SIBO): Ruột chứa rất nhiều vi khuẩn giúp cơ thể phân hủy thức ăn. Khi vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức, bạn có thể bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
  • Hẹp thực quản: Hẹp thực quản diễn ra là do Tình trạng viêm đi kèm với bệnh Crohn. Bệnh có thể nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào vùng ruột bị viêm. Người bệnh có thể gặp một hay nhiều các triệu chứng: Chuột rút, đau bụng và đầy hơi.
Bệnh vảy nến và mối liên với bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) - ảnh 2
Quá nhiều vi khuẩn đường ruột sẽ dẫn tới đau bụng và đầy hơi

1.2 Các biến chứng ngoài ruột

Viêm khớp: Viêm khớp là biến chứng rất phổ biến của bệnh Crohn, dẫn đến tình trạng đau, sưng và thiếu linh hoạt. Có ba loại Viêm khớp đôi khi đi kèm với bệnh Crohn:

  • Ngoại vi: Tình trạng này ảnh hưởng đến các khớp lớn ở cánh tay và chân như khuỷu tay, đầu gối, cổ tay và mắt cá chân.
  • Trục: Tình trạng này ảnh hưởng đến cột sống hoặc lưng dưới
  • Viêm cột sống dính khớp: Loại viêm khớp cột sống nghiêm trọng hơn, rất hiếm gặp ở những người mắc bệnh Crohn, nhưng nó có thể xảy ra.Viêm cột sống dính khớp có thể dẫn đến viêm mắt, phổi và van tim.

Bệnh lý về da: Đây là biến chứng ngoài ruột phổ biến thứ hai ở bệnh Crohn.

Loãng xương: Các loại thuốc như steroid có thể dẫn đến loãng xương. Loãng xương ngăn chặn cơ thể hấp thụ canxi, tăng cường sản xuất các tế bào phá vỡ xương, giảm số lượng tế bào giúp hình thành xương, hạ thấp sản lượng estrogen của cơ thể và các protein gây viêm làm thay đổi tốc độ xương cũ bị loại bỏ và mới được hình thành.

Bệnh vảy nến và mối liên với bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) - ảnh 3
Việc sử dụng các thuốc điều trị sẽ dẫn đến các vấn đề về xương

2. Mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và bệnh Crohn

Bệnh vẩy nến là một loại bệnh lý về da liễu, đây cũng là bệnh tự miễn. Bệnh vẩy nến có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh Crohn. Sau khi nghiên cứu các kiểu gen của hàng chục ngàn người mắc các bệnh Tự miễn nghiêm trọng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các gen có cùng vấn đề có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến và bệnh Crohn. Những điều kiện này kích hoạt viêm theo những cách tương tự.

Da liễu và ruột là những cơ quan được tạo thành từ mô giúp hấp thụ các chất dễ dàng hơn. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi cả hai cơ quan này đều nhạy cảm và phản ứng với các tín hiệu viêm đi khắp cơ thể.

Những người mắc bệnh vẩy nến có khả năng mắc bệnh Crohn cao gấp 2,5 lần và khả năng mắc bệnh viêm loét đại tràng cao gấp 1.6 lần. Một số người bị Rối loạn tiêu hóa trước và sau khi mắc bệnh vẩy nến.

Bệnh Crohn và bệnh vẩy nến cũng có chung mối liên hệ với béo phì. Mô mỡ tạo ra các hóa chất thay đổi cách cơ thể hoạt động, bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Béo phì làm tăng tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến và bệnh Crohn và làm cho quá trình điều trị bệnh kém hiệu quả hơn.

Bệnh vảy nến và mối liên với bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) - ảnh 4
Mắc bệnh vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn cao gấp nhiều lần thông thường

3. Điều trị bệnh vẩy nến và bệnh Crohn

Quá trình điều trị bệnh vẩy nến và bệnh Crohn sẽ hiệu quả hơn nếu người bệnh cùng lúc nhận được sự chăm sóc, điều trị từ bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ da liễu. Các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị nào phù hợp với người bệnh dựa trên những triệu chứng, tình trạng nghiêm trọng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh gặp phải. Bởi có một số loại thuốc có thể có tác dụng đối với cả bệnh vẩy nến và bệnh Crohn. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến nhưng lại làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh Crohn.

Người bệnh cần duy trì một chế độ ăn khoa học. Duy trì chế độ ăn không có gluten đã giúp một số người điều trị các tổn thương của bệnh vẩy nến cũng như kiểm soát celiac.

Từ bỏ thuốc lá, rượu bia sẽ có lợi trong quá trình điều trị cùng lúc bệnh vẩy nến và bệnh Crohn.

Thực hiện chế độ ăn khoa học kết hợp với việc tập luyện điều đặn giúp ngăn ngừa béo phì, giảm căng thẳng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, sciencedirect.com, psoriasis.org

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung