1. Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên có vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp động tác của cơ thể.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý xuất hiện đột ngột, hay tái phát gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, nhà cửa quay cuồng, hoa mắt, buồn nôn, nôn, đi đứng lảo đảo, có thể có ù tai, mất ngủ...
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến cả ở người trẻ tuổi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh Rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân gây Rối loạn tiền đình như thời tiết thay đổi, nhiễm độc (hóa chất, thuốc, thực phẩm...); và do các bệnh lý như: rối loạn tuần hoàn não, thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, các bệnh về Não như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8...
Rối loạn tiền đình được chia thành 2 thể rối loạn tiền đình ngoại vi và rối loạn tiền đình trung ương.
Nguyên nhân của rối loạn tiền đình ngoại vi:
- Bệnh lý ở tai: Viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai
- Thuốc: các loại thuốc gây tổn thương tiền đình - ốc tai như một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,...
- Co thắt động mạch cột sống thân nền. Ở những người làm việc văn phòng, ngồi lâu trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính nên vùng cột sống cổ, dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên.
Nguyên nhân của rối loạn tiền đình trung ương:
- Xơ vữa động mạch
- Hạ huyết áp
- Thoái hóa cột sống cổ
3. Biểu hiện của rối loạn tiền đình
- Chóng mặt. Chóng mặt chính là dấu hiệu đầu tiên bị rối loạn tiền đình. Cảm giác cơ thể quay cuồng, chao đảo vì vậy việc đứng lên ngồi xuống cũng vô cùng khó khăn. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.
- Mất thăng bằng. Khi bị mất thăng bằng, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi lại, luôn có cảm giác lâng lâng và phải bám víu vào người hoặc vật khác mới có thể di chuyển được. Lý do chính là toàn bộ vùng tiền đình, mắt, ngoại tháp, tiểu Não bị tắc nghẽn gây nên.
- Mất ngủ. Mất ngủ cũng được coi là một dấu hiệu của bệnh tiền đình.
- Ngất xỉu, mất ý thức, sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, người rất mệt
Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, mất thăng bằng, mất tập trung, mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy Nhược cơ thể,... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, giảm chất lượng sống như không thể tập trung và khiến hiệu quả công việc bị suy giảm, dễ nổi nóng vô cớ với những người xung quanh, có thể gây ra điếc, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu tham gia giao thông...
4. Rối loạn tiền đình nên khám chuyên khoa nào?
Chóng mặt là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não... Nếu khi thấy có biểu hiện Chóng mặt mất thăng bằng kèm theo cơn nhức đầu bất thình lình, mắt nhìn mờ, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã,... có thể là dấu hiệu của rối loạn tiền đình tuy nhiên cần phân biệt với các bệnh lý cấp cứu của hệ thần kinh kể trên cần lựa chọn chuyên khoa thần kinh để khám và loại trừ. Ngoài ra rối loạn tiền đình là bệnh lý thuộc nhóm bệnh thần kinh vì thế để thăm khám và điều trị, bạn cần thực hiện tại chuyên khoa thần kinh. Chuyên khoa này đều có ở tất cả các bệnh viện đa khoa.
Rối loạn tiền đình có thể phải làm một số chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ,... để bác sĩ chẩn đoán được chính xác.
5. Rối loạn tiền đình cần khám ở đâu?
Rối loạn tiền đình là bệnh lý thuộc nhóm bệnh thần kinh vì thế để thăm khám và điều trị, bạn cần thực hiện tại chuyên khoa thần kinh. Chuyên khoa này đều có ở tất cả các bệnh viện đa khoa.
- Bệnh viện Đa khoa Hà Thành
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
- Bệnh viện Đa khoa An Việt
- Khoa thần kinh bệnh viện bạch mai
6. Bác sĩ điều trị Rối loạn tiền đình giỏi
- Thạc sỹ, Bác Sĩ Đào Thị Bích Hòa, Nguyên Phó trưởng phòng điều trị Tai biến mạch máu não và Trưởng phòng Động kinh và Thần kinh trẻ em, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.
- GS.TS Lê Đức Hinh hiện là Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam