1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ có thể mắc phải ở cả người trẻ lẫn người già, ở cả nam và nữ.
Trĩ bình thường là các đệm mạch máu nằm trong ống hậu môn, ở dưới niêm mạc. Tấm đệm mạch máu này là một cấu trúc bình thường của bề mặt ống hậu môn, cấu tạo bởi các xoang tĩnh mạch, động mạch, các thông nối động-tĩnh mạch, tế bào sợi, sợi collagen, sợi thần kinh...Tấm đệm có vai trò trong việc ngăn ngừa sự són phân (khi ho, rặn, tấm đệm phồng lên, đóng kín ống hậu môn) và sự hình thành cảm giác chủ thể (cảm giác cứng mềm, chất dịch hay hơi...). Khi các đệm này sưng phù và viêm thì chúng trở thành trĩ bệnh lý. Trĩ được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại:
- Các búi trĩ nội nằm dưới niêm mạc, trong ống hậu môn phía trên đường lược, còn gọi là đường hậu môn – trực tràng.
- Các bũi trĩ ngoại nằm dưới da chung quanh lỗ hậu môn. Khi các dây chằng vùng hậu môn thoái hóa và nhão ra, các búi trĩ nội và trĩ ngoại lại hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp này to dần lên và liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn trĩ gọi là trĩ vòng.
2. Bệnh trĩ có mấy loại?
Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
2.1. Trĩ nội
Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược (hay phía trên cơ thắt hậu môn). Trĩ nội được phân thành các mức độ sau:
- Trĩ nội độ 1: Các tĩnh mạch trĩ giãn nhẹ, đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng. Trĩ nội độ 1 chưa sa búi trĩ ra ngoài hậu môn.
- Trĩ nội độ 2: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn tạo thành các búi to, mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn, nhưng sau đó tự co lại được.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ to, sa ra ngoài nhiều, không tự co lên được mà phải tác động đẩy búi trĩ thì mới co vào được.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to, sa ra ngoài thường trực, tác động đẩy búi trĩ thì cũng không co vào được và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến Hoại tử búi trĩ.
2.2. Trĩ ngoại:
Xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược (hay dưới cơ thắt hậu môn). Trĩ ngoại sẽ thường trực ở ngoài hậu môn và được che phủ bởi lớp da hậu môn.
2.3. Trĩ hỗn hợp:
Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ sa búi trĩ khác nhau. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.
3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Người ta chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh trĩ, tuy nhiên có thể xác định một số yếu tố thuận lợi làm bệnh phát sinh
- Tư thế đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại.
- Di truyền.
- Táo bón kinh niên.
- Rối loạn chức năng của ruột, thí dụ hội chứng kích thích ruột.
- Thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
- Thai nghén và sinh nở.
- Tuổi lớn làm dãn các dây chằng vùng hậu môn.
- Trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và trong u bướu hậu môn-trực tràng hay trong các u bướu của chậu hông, đường về của máu tĩnh mạch bị cản trở làm căng phồng các đám rối trĩ. Các trường hợp này được gọi là trĩ triệu chứng.
- Gần đây người ta nói nhiều đến hai lý thuyết nhấn mạnh vai trò của tăng sinh mạch máu và sự sa trượt của lớp niêm mạc ống hậu môn, chi phối các nguyên tắc của một vài phương pháp phẫu thuật điều trị.
4. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ
Các yếu tố nguy cơ được xác định gây ra bệnh trĩ gồm:
- Chế độ ăn ít chất xơ.
- Đường tiêu hóa kém, hay bị Táo bón hay tiêu chảy, bên cạnh đó việc rặn mỗi khi đi vệ sinh cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mực, gây căng giãn, ứ máu và hình thành búi trĩ.
- Thừa cân, béo phì.
- Người thường xuyên lao động nặng như vận động viên cử tạ, người khuân vác, quần vợt... hay đứng lâu, ngồi nhiều ít vận động như thợ may, thư ký, nhân viên bán hàng... đều làm tăng áp lực ổ bụng, cản trở sự hồi lưu máu về tim và làm Giãn tĩnh mạch hậu môn.
- U tiểu khung gồm u tử cung, u đại trực tràng, thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu đến tim và gây giãn tĩnh mạch hậu môn.
5. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu: là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân lo lắng, thấy cần phải đi khám bệnh. Máu thường đỏ tươi, bên ngoài phân, dính trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành giọt theo phân. Chảy máu thường không kéo dài, thường phân thành 3 cấp độ:
- Cấp độ nặng: Khi đi cầu hoặc ngồi xổm máu chảy thành tia như cắt tiết gà.
- Cấp độ vừa: Máu chảy thành giọt khi đi cầu.
- Cấp độ nhẹ: Máu bám vào phân và giấy vệ sinh khi đi cầu.
Sa búi trĩ: Khi đi cầu thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, lúc đầu tự co lên, khi bệnh nặng hơn thì đẩy mới lên và cuối cùng thì thường xuyên sa ra ngoài.
Ngoài ra, còn có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn, Ngứa hậu môn
Tắc mạch do trĩ: Có cục máu đông trong búi trĩ, búi trĩ cương to, đau (nhất là khi ngồi hoặc khi có nhu động ruột).
6. Những biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ không gây quá nhiều biến chứng nguy hiểm và phổ biến như: mất máu do ỉa máu tươi, sa trĩ tắc mạch, hoặc nhiễm khuẩn.
Ỉa máu tươi: chảy máu khi đi ngoài ở các mức độ khác nhau: máu chảy thành tia, rỏ giọt, dính vào phân hay giấy vệ sinh. Chảy máu kéo dài gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính đôi khi rất nặng. Táo bón và rượu bia là những yếu tố thuận lợi gây chảy máu trĩ.
Trĩ tắc mạch, sa trĩ tắc mạch: do sự hình thành đột ngột cục máu đông trong lòng mạch trĩ. Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng này đến nay vẫn chưa được biết rõ. Biều hiện là những cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn. Khi búi tắc mạch này sa xuống, khó có thể đẩy trở lại vào lòng ống hậu môn. Thường kèm theo viêm phù nề niêm mạch vùng hậu môn-trực tràng.
Nhiễm khuẩn các búi trĩ là Tình trạng viêm các hốc hậu môn. Biều hiện bằng các triệu chứng ngứa hay nóng rát hậu môn, rỉ ướt hậu môn. Khi thăm trực tràng bệnh nhân rất đau, cơ thắt hậu môn thít chặt, các hốc hậu môn đỏ rực phù nề. Có trường hợp nặng búi trĩ viêm loét, hoại tử. Tình trạng này nếu như không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng bệnh nhân hoặc nếu điều trị khỏi cũng gây tốn kém nhiều về tài chính và để lại nhiều ảnh hưởng về tâm lý cho người bệnh.
7. Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì là tốt?
7.1. Mắc Bệnh trĩ nên ăn gì?
Uống đủ nước
- Uống nhiều nước là bí quyết giúp giảm nỗi lo bệnh trĩUống nhiều nước là bí quyết tuyệt vời giảm nỗi lo bệnh trĩ
- Nước là một yếu tố rất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Đặc biệt, đối với bệnh nhân mắc bệnh trị, nước có tác dụng loại trừ cặn bã trong ruột. Làm mềm phân, củng cố thành tĩnh mạch, tăng cường trao đổi chất và giảm sưng đau do các búi trĩ gây ra.
- Mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước là vừa đủ. Nước có thể bổ sung vào cơ thể qua chính các loại nước ép hoa quả, rau củ: rau má, rau diếp cá, cà rốt,... Theo cách này, người bệnh không chỉ bổ sung nước cho cơ thể. Còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.
Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Người bị trĩ cần tăng cường vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau củ, trái cây hay ngũ cốc . Chất xơ có tác dụng đáng kể trong việc trữ nước trong ruột. Giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn và dễ dàng hơn.
Bổ sung sắt cho cơ thể: Bên cạnh đó, bổ sung sắt cho cơ thể là điều thiết yếu người bệnh nên làm. Do các bệnh nhân bị trĩ thường rất dễ có tình trạng thiếu máu. Chất sắt sẽ là trợ thủ đắc lực giải quyết vấn đề này, bổ sung máu cho cơ thể người bệnh.
Các loại thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, cá ngừ, cua,...
Thực phẩm chứa nhiều magie: Magie là một khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Những thực phẩm giàu magie như hạt điều, nho khô, đậu nành, bột yến mạch,... có chứa nhiều magie
7.2. Mắc bệnh trĩ không nên ăn gì?
Bên cạnh việc chú trọng bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, người bệnh cũng cần nắm rõ những thực phẩm kiêng ăn khi bị trĩ . Bởi chính những thức ăn đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tình trạng bệnh nặng hơn.
Hạn chế dùng muối: Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn.
Đồ ăn cay nóng: Hạn chế những đồ ăn cay nóng để hạn chế nguy cơ trĩ trở nặngTránh xa những đồ ăn cay nóng để hạn chế nguy cơ trĩ trở nặng
Các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế,... Người bệnh trị tuyệt đối không nên dùng. Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó, dẫn đến đau rát hậu môn, bệnh trĩ trở nặng hơn.
Các chất kích thích: Các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước uống có ga,.... Làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh trĩ cần đặc biệt tránh xa.
Giảm thiểu lượng đường và tinh bột đưa vào cơ thể: Ăn quá nhiều đường và tinh bột dễ tạo áp lực cho thành ruột. Dễ táo bón, ngứa hậu môn, bệnh trĩ càng nặng hơn.
Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo: Trong đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh trĩ cần chú ý không nên ăn quá no, các thực phẩm dị ứng, gây ngứa.
Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp
Danh sách bác sĩ tiêu hóa giỏi ở hà nội tại bcare.vn