Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Những dấu hiệu nhận biết sớm Nhồi máu cơ tim để điều trị hiệu quả

02/11/2020
Những dấu hiệu nhận biết sớm Nhồi máu cơ tim để điều trị hiệu quả

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện sớm, co thể điều trị được, tuy nhiên hậu quả và biến chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Hãy cùng các bác sĩ tìm hiểu nhồi máu cơ tim là gì và dâu hiệu nhận biết sớm để điều trị hiệu quả.

1. Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim là cơ quan có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim được nuôi dưỡng từ 2 nhánh mạch máu chính là động Mạch vành phải và động Mạch vành trái.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,...

2. Nguyên nhân nhồi máu cơm tim

Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim ấy sẽ hoại tử, gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Đồng thời, tim là nơi co bóp để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan khác, do đó khi không còn cung cấp máu sẽ tạo ra bất ổn điện học, tim không duy trì nhịp co bóp đều đặn và gây loạn nhịp. Trong những giờ đầu thường là rung thất và ngưng tim, sau đó người bệnh sẽ tử vong.

Một số bệnh nhân nếu may mắn thoát chết thường phải tiếp tục đối mặt với bệnh hoặc biến chứng suy tim...v.v.

Việc ghi nhận sớm triệu chứng cũng như chẩn đoán sớm là rất quan trọng để có thể cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Người có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim là đối tượng thuộc nhóm huyết áp cao, có tiền sử bệnh tim mạch, bị đái tháo đường, người hút thuốc lá, béo phì…v.v.

Đặc biệt với người già, quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng, nguy cơ mắc những bệnh về Tim mạch lớn.

Những dấu hiệu nhận biết sớm Nhồi máu cơ tim để điều trị hiệu quả - ảnh 1

3. Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim?

  • Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
  • Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.
  • Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
  • Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.
  • Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

4. Triệu chứng nhồi máu cơ tim

  • Hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Đau thắt ngực. Mức độ có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau kéo dài trên 20 phút.
  • Khó thở
  • Vã mồ hôi
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn
  • Tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp
  • Tay chân lạnh, ẩm
  • Kích thích, lo lắng, hoảng sợ
  • Ngất
  • Đột tử
  • Ở một số khác, họ không trải qua các triệu chứng như mô Tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.

5. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Khi người bệnh đến bệnh viện với các triệu chứng như đã mô tả ở trên kèm theo các triệu chứng khác ghi nhận được lúc thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành 1 số các xét nghiệm chuyên sâu giúp hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh:

  • Đo điện tâm đồ thường quy
  • Điện tâm đồ gắng sức
  • Siêu âm tim 4D
  • Siêu âm tim gắng sức
  • Xét nghiệm máu tìm các dấu hiệu của Hoại tử cơ tim như men Troponin I, Troponin T,
  • CT động mạch vành
  • Chụp động mạch vành bằng DSA.

6. Điều trị nhồi máu cơ tim

  • Luyện tập: Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, tập thể dục đều đặn và vận động hợp lý để ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn ít cơm, nhiều rau, ăn nhiều mè, đậu phộng, đậu nành, cá...vv, uống nhiều sữa để phòng bệnh loãng xương. Bữa ăn nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu. Cần tuân thủ những chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian dài.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, nhất là những người cao tuổi. Thuốc lá làm tăng nguy cơ tim mạch, làm cho bệnh tiến triển nặng hơn vì nicotin trong thuốc lá làm cho các mạch máu co lại. Thuốc lá cũng làm tăng lượng mỡ xấu, giảm lượng mỡ tốt. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 – 4 lần những người không hút thuốc. Khám sức khỏe định kỳ và trang bị thêm những kiến thức về tim mạch là phương pháp phòng ngừa đột tử tốt nhất.
  • Không uống rượu bia: Những người uống nhiều bia, rượu, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2 lần so với người bình thường. Những người cao tuổi càng phải hạn chế uống rượu bia để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Tránh căng thẳng thần kinh tâm lý: Khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỉ lệ tử vong cao. Do vậy, cần tạo cho mình tâm lý thoải mái, không gian sống thật dễ chịu, không cáu giận, không làm những công việc quá căng thẳng, ít xem những bộ phim kinh dị…vv.

7. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân bị nhồi máu cơ tim là hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim, tình trạng hoại tử một vùng tim. Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim còn xảy ra ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân tiểu đường hoặc tăng huyết áp. Ở trường hợp này, bệnh nhân không có hoặc ít có cảm giác đau.

Nguyên nhân bị nhồi máu cơ tim chủ yếu là Xơ vữa động mạch vành. Mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch.

Tuy nhiên, mảng xơ vữa có thể không phát triển từ từ mà nứt, vỡ đột ngột, khi đó quá trình hình thành cục huyết khối được khởi động. Quá trình này bắt đầu với các tế bào máu đặc hiệu, gọi là tiểu cầu, tập trung tại vị trí mảng xơ vữa bị nứt. Cục máu đông có thể hình thành ngay nơi đó gây tắc đột ngột động mạch vành.

Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, stress, các bệnh bẩm sinh gây tắc mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, trong máu có protein C và S được coi là các yếu tố chống lại quá trình đông máu, vì một lý do bất thường nào đó mà một số ít người bẩm sinh không có các thành phần này gây tăng đông trong máu dẫn đến tắc mạch nói chung, viêm tắc tĩnh mạch hay gặp nhất và đó cũng là nguyên nhân bị nhồi máu cơ tim ở những người đó. Nếu một bệnh nhân bị viêm tắc tĩnh mạch nhập viện, các bác sĩ thường phải kiểm tra xem có thiếu hai yếu tố này không để có hướng điều trị thích hợp. Để bổ sung sự thiếu hụt, người ta sử dụng thuốc chống đông, một số trường hợp phải dùng suốt đời.

Nếu ở người cao tuổi, nguyên nhân bị nhồi máu cơ tim chủ yếu là do xơ vữa thành động mạch (phía trong lòng động mạch) thì ở người dưới 40 tuổi, nguyên nhân bị nhồi máu cơ tim chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch do stress, béo phì, hút thuốc lá nhiều năm.

Lòng động mạch đang rất sạch và trơn láng, đột ngột xuất hiện huyết khối làm tắc nghẽn mạch máu nuôi cơ tim. Bản thân cơ tim ở người trẻ tuổi cũng chưa trải qua sự thiếu máu dần dần như người già nên không kịp thích nghi và bị hoại tử nhanh chóng. Người trẻ lại thường chủ quan không nghĩ mình mắc phải căn bệnh này nên càng dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Tóm lại, nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nếu được chẩn đoán sớm sẽ giúp cứu sống vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi kịp thời, đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và những biến chứng lâu dài sau này. Do đó, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bệnh lý để được điều trị nhồi máu cơ tim tối ưu nhất.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp