Viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em là bệnh gì? Chẩn đoán, điều trị và Cách phòng ngừa

Viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng ở amidan, tai, máu; viêm thận và sốt thấp khớp, tổn hại cho van tim,... Vì vậy, cần có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu và điều trị sớm bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm họng liên cầu ở trẻ là tình trạng cổ họng bị viêm, sưng và đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Các triệu chứng của bệnh thường nghiêm trọng hơn viêm họng do virus. Viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận hay thấp tim. Bệnh thấp tim có thể để lại di chứng tổn thương van tim.

Viêm họng do liên cầu khuẩn thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 5 – 15. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm: đau cổ họng; khó nuốt; amidan sưng đỏ, đôi khi có đốm trắng hay vệt mủ; sưng đau hạch bạch huyết ở cổ; Sốt trên 38°C; nhức đầu; phát ban; đau bụng, đôi khi nôn mửa; ăn không ngon; đau cơ và cứng cơ; mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A. Đây là bệnh dễ lây truyền, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp (hít phải hạt nước trong không khí do người bệnh Ho hoặc hắt hơi), ăn uống chung với người bệnh; tiếp xúc với các đồ vật có dính vi khuẩn gây bệnh.

2. Chẩn đoán Viêm họng do liên cầu khuẩn ở trẻ

  • Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng;
  • Lấy mẫu dịch cổ họng: Nhằm xác định có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh hay không;
  • Xét nghiệm kháng nguyên: Thực hiện khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đáp ứng được yêu cầu chẩn đoán.
Viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em là bệnh gì? Chẩn đoán, điều trị và Cách phòng ngừa - ảnh 1
Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng

3. Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ

Trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh và các thuốc điều trị hỗ trợ khác.

3.1 Dùng thuốc kháng sinh

Các nhóm thuốc kháng sinh giúp giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng của các thể viêm họng do liên cầu khuẩn cấp tính.

Với việc điều trị liên cầu khuẩn nhóm A, có thể dùng các nhóm kháng sinh như penicillin, macrolid hoặc cephalosporin. Trong đó, kháng sinh nhóm penicillin được lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm họng liên cầu khuẩn vì thuốc dễ sử dụng, chi phí thấp và có hiệu quả cao.

Trong trường hợp người bệnh có tiền sử Dị ứng với nhóm thuốc penicillin, có thể sử dụng các nhóm thuốc khác như cephalosporin (cefadroxil, cefuroxim, cefixim,...) và macrolid.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian dùng thuốc cho một đợt điều trị và nhớ tái khám đúng lịch hẹn. Nếu xảy ra những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh như buồn nôn, phát ban,... bệnh nhân nên thông báo kịp thời cho bác sĩ.

3.2 Dùng các thuốc hỗ trợ khác

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh tiêu diệt liên cầu khuẩn nhóm A, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng thêm các nhóm thuốc hỗ trợ đi kèm để hạ sốt như paracetamol (cho trường hợp sốt cao trên 38,5°C).

Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Khi uống thuốc hạ sốt nhưng chưa hạ hoặc hạ ít, cần dùng thêm các biện pháp hạ sốt khác như chườm nước ấm cơ thể,... Không được tự ý tăng liều thuốc vì có thể gây hại cho gan.

Nhóm thuốc kháng viêm, chống phù nề như alphachymotrypsin cũng thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân viêm họng liên cầu khuẩn.

3.3 Chú ý trong sinh hoạt hằng ngày

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Ngủ đủ giấc để giúp cơ thể đủ sức chống lại tình trạng nhiễm trùng. Nên nghỉ ngơi sau khi đã điều trị kháng sinh tối thiểu 24 giờ;
  • Uống nhiều nước: Giữ cho họng ẩm, giúp giảm bớt tình trạng nuốt đau và ngăn ngừa nguy cơ mất nước;
  • Ăn các thức ăn nhẹ, dễ nuốt: Nước canh, súp, táo xay, ngũ cốc nghiền, khoai tây nghiền, trái cây ngọt, sữa chua và trứng chín mềm. Nên tránh thực phẩm nhiều gia vị hoặc thực phẩm có tính acid như nước cam, nước chanh, nước nho,...;
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm để giảm đau họng;
  • Tránh xa các chất kích thích: Không tiếp xúc với khói thuốc lá.
Viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em là bệnh gì? Chẩn đoán, điều trị và Cách phòng ngừa - ảnh 2
Các nhóm thuốc kháng sinh giúp giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng của các thể viêm họng do liên cầu khuẩn cấp tính

4. Phòng tránh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ như thế nào?

  • Để riêng đồ dùng, đĩa và ly nước của bệnh nhân, rửa bằng nước xà phòng và nước ấm sau khi dùng;
  • Bệnh nhân không dùng chung đồ ăn, nước uống, khăn giấy, khăn tắm,... với các thành viên khác trong gia đình;
  • Người bệnh nên che miệng khi Ho hoặc hắt hơi để phòng ngừa phát tán vi khuẩn liên cầu nhóm A vào không khí;
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Viêm họng liên cầu ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bệnh như đau họng, sốt, đau đầu, khó nuốt,... phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đồng thời, trong sinh hoạt hằng ngày, cần chú ý tới các biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Sơn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Phạm Tuấn Khoa

  • 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. HCM
  • Tai - Mũi - Họng