Bệnh nhân ung thư đại trực tràng nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Ung thư đại trực tràng và các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể tiêu hóa thức ăn, chất lỏng và hấp thụ chất dinh dưỡng. Bài viết cho chúng ta biết bệnh nhân Ung thư đại trực tràng nên ăn và nên kiêng gì?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại trực tràng xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện ở đại tràng hoặc trực tràng. Đại tràng, còn được gọi là ruột già, là phần cuối của hệ thống tiêu hóa, nó có thể dài đến 1,5 mét. Khi bạn tiêu hóa thức ăn, thức ăn được chuyển từ dạ dày tới ruột non vào đại tràng. Đại tràng sẽ hấp thụ chất Dinh dưỡng cần thiết và loại bỏ chất thải (phân) ra khỏi cơ thể. Trực tràng là phần cuối của đại tràng.

Ung thư đại trực tràng có thể bắt đầu từ một cấu trúc gọi là polyp. Chúng được hình thành trên các vách của đại tràng hoặc trực tràng. Bạn phải giám sát và loại bỏ các polyp để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới, mỗi năm có gần 1,4 triệu người mới mắc bệnh.

khi nghi ngờ bản thân bị nhiễm cảm lạnh, hãy lập tức thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: Tăng cường bổ sung vitamin, làm dịu cổ họng và loại bỏ dịch nhầy trong đường hô hấp

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư đại trực tràng?

Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư đại trực tràng xảy ra khi các tế bào trong đại tràng và trực tràng tăng trưởng với tốc độ nhanh bất thường, dẫn đến xuất hiện khối u. Trong ung thư đại trực tràng, các tế bào trong lớp lót trên bề mặt của đại tràng bị ảnh hưởng và tạo ra một polyp ở đại tràng hoặc trực tràng. Một số polyp trở thành tế bào ung thư theo thời gian. Ung thư đại trực tràng cũng có thể xảy ra từ một căn bệnh ung thư từ các bộ phận khác của cơ thể và lan rộng đến đại tràng hoặc trực tràng.

Ung thư đại trực tràng có nguồn gốc từ đại tràng hoặc trực tràng được gọi là ung thư nguyên phát, trong khi ung thư lan truyền từ các bộ phận khác được gọi là ung thư di căn.

Hầu hết các bệnh ung thư đại trực tràng là loại ung thư tuyến (ung thư bắt đầu từ các tế bào tạo và giải phóng chất nhầy cũng như các chất lỏng khác). Loại này chiếm hơn 95% ung thư đại trực tràng. Khi các bác sĩ nói về bệnh ung thư đại trực tràng, họ gần như luôn luôn nói về loại này.

Bệnh nhân ung thư đại trực tràng nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất? - ảnh 1

3. Những ai thường có nguy mắc phải bệnh ung thư đại trực tràng?

Người ta khuyến cáo rằng những người trên 50 tuổi nên đi kiểm tra ung thư đại trực tràng. Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Nếu bạn có những yếu tố này, bạn nên bắt đầu kiểm tra trước đó từ khi còn trẻ.

  • Bạn đã bị ung thư đại trực tràng hoặc đã từng có polyp;
  • Bạn có người thân trong gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp;
  • Bạn bị Viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn;
  • Trong gia đình bạn có hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền.

4. Bệnh nhân ung thư đại trực tràng nên ăn gì

4.1 Ăn nhiều rau và hoa quả

Nên ăn các loại, rau quả màu nào thì đều cũng có những thành phần dinh dưỡng hỗ trợ hệ miễn dịch. Các loại rau màu xanh sẫm, xoài, dâu, và dưa là các loại rau quả rất tốt và cũng rất dễ ăn

4.2 Uống nhiều nước

Uống nước giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và đồng thời làm giảm bớt các tác dụng phụ như Táo bón và mệt mỏi. Nếu uống nước không pha chế không làm bạn thích thì hãy vắt vào nước một ít chanh hoặc vài quả dâu.

4.3 Thực phẩm chế biến từ sữa

Ăn các thực phẩm làm từ sữa có nhiều canxi và vitamin D. Các probiotic trong thực phẩm này rất hữu ích cho việc tiêu hóa.

4.4 Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc như yến mạch cắt, quinoa và gạo lứt, cung cấp nhiều chất xơ và các vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, magie và folate.

5. Bệnh nhân ung thư đại trực tràng nên kiêng gì?

5.1. Hạn chế Cà phê và rượu

Việc này giúp cải thiện năng lượng và do nhiều loại thuốc không tương thích tốt với lượng Caffeine và rượu thông thường.

5.2. Kiêng đường

Một chế độ ăn uống lý tưởng cho ung thư đại trực tràng cũng tương tự như chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tiểu đường; ăn thường xuyên, nhiều protein và hạn chế các thực phẩm chế biến, carbohydrate, đồ uống có đường và các món tráng miệng

6. Bệnh nhân ung thư đại trực tràng Hãy chia thành các bữa ăn nhỏ!

Ăn các bữa nhỏ một cách đều đặn có thể giúp bạn dễ dàng hấp thu được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết khi mà bạn có cảm giác ăn không ngon, và cũng có thể giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu hơn. Ăn các bữa nhỏ cũng giúp kiểm soát các triệu chứng liên quan đến việc chán ăn như mệt mỏi, trào ngược hay tiêu chảy.

7. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật và tạo hậu môn giả

  • Đảm bảo bù đủ nước do Mất nước qua hậu môn giả
  • Kiểm soát mùi hôi (lọc khí) và giảm các thức ăn tạo mùi như măng, bông cải, cà phê, trứng, hành lá.
  • Tránh thực phẩm sinh hơi nhiều như bia, bông cải, dưa leo, đậu, tiêu, đồ ăn cay nóng.
  • Cắt đoạn tiêu hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc chế độ ăn uống, bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm gây khó chịu, tiêu chảy, đầy bụng.
  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ năng lượng, đạm, nước và các chất
  • Nâng đỡ hệ miễn dịch, có thể sử dụng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung: Omega 3, kẽm, Glutamin, Arginin, Vitamin C.
  • Tránh thực phẩm có nguy cơ gây nhiễm khuẩn: rau sống, đồ ăn lên men, phơi khô, …
  • Điều trị các triệu chứng gây ra do thuốc có ảnh hưởng đến tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, …
  • Truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch nếu cần

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung