Các bệnh lý về tai có thể có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Một số tình trạng yêu cầu phải gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những bệnh lý tai thường gặp trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta có thể dự phòng hoặc tự xử lý tại nhà.
Top các bệnh về Tai thường gặp
Dưới đây là thông tin về các bệnh về tai thường gặp, bao gồm:
Bệnh viêm tai giữa
Viêm tai ngoài
Ráy tai
Dị vật tai
Chảy mủ tai
Chảy máu tai nhẹ
Nhỏ tai
Điếc
1. Bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến ở tai, thường xuất hiện ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Bệnh này thường xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus tấn công vào tai giữa, dẫn đến viêm nhiễm và sưng tấy. Nguyên nhân gây bệnh thường xuất phát từ các đợt cảm lạnh, viêm họng, hoặc dị ứng.
Các triệu chứng viêm tai giữa bao gồm đau tai, mất thăng bằng, giảm khả năng nghe, và đôi khi có mủ hoặc dịch tiết từ tai. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Với các trường hợp nhẹ, bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng có thể chỉ định thuốc giảm đau và giảm viêm. Trong các trường hợp nặng hơn, kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Để phòng ngừa viêm tai giữa, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh tai.
Vệ sinh tai thường xuyên và đúng cách.
Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục đều đặn, và ngủ đủ giấc.
Sử dụng vắc xin phòng viêm màng não nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.
2. Viêm tai ngoài
Bệnh viêm tai ngoài là một tình trạng viêm nhiễm của da tai ngoài. Viêm tai ngoài thường được gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm mốc. Nhiễm trùng thường xảy ra khi da tai bị tổn thương do việc cạo, gãi, hoặc đặt vật thể vào tai.
Triệu chứng của viêm tai ngoài bao gồm đau tai, sưng, đỏ, ngứa, cảm giác tai bị đầy, và có thể có mủ hoặc tiết dịch từ tai. Nếu nhận thấy những triệu chứng trên, bạn đọc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Tai Mũi Họng để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số lưu ý để tránh viêm tai ngoài:
Tránh làm tổn thương da tai bằng cách không cạo, gãi hoặc đặt các vật thể vào tai.
Tránh tiếp xúc với nước trong tai trong thời gian dài bằng cách sử dụng bông tai hoặc bịt tai khi tắm, bơi hoặc khi tiếp xúc với nước.
Đảm bảo vệ sinh tai thường xuyên bằng cách lau sạch nhẹ nhàng vùng tai ngoài sau khi tắm hoặc tiếp xúc với nước.
Tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng cho da tai, chẳng hạn như các chất hóa học, chất tẩy rửa hoặc chất gây dị ứng khác.
3. Ráy tai
Ráy tai là điều bình thường mà ai cũng có, dù ít hay nhiều, nên được làm sạch định kỳ mỗi tuần hoặc hai tuần một lần. Sử dụng dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng là lựa chọn tốt nhất. Mỗi người nên có dụng cụ riêng như cách dùng bàn chải đánh răng cá nhân. Dụng cụ này có giá rất rẻ và có thể sử dụng suốt đời mà không lo bị mòn. Trước khi dùng, cần rửa sạch bằng xà phòng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên giúp các em lấy ráy tai.
Hãy cẩn thận để tránh chạm mạnh vào thành ống tai, gây trầy xước hoặc nhiễm trùng. Đàn ông thường có thể lấy ráy tai tại tiệm cắt tóc khi cắt tóc, nhưng nên mang theo bộ dụng cụ riêng để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm.
Không nên sử dụng bộ dụng cụ chung tại tiệm cắt tóc, vì thường không đảm bảo vệ sinh. Khi tự lấy ráy tai, chỉ nên móc không quá 1cm vào bên trong. Việc đưa dụng cụ quá sâu có thể gây đau đớn và thậm chí làm thủng màng nhĩ.
Trong trường hợp ráy tai tích tụ quá lâu, bịt kín ống tai và gây giảm thính lực, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng để được xử lý. Việc tự lấy tại nhà khi không có kinh nghiệm có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm tăng nguy cơ thủng màng nhĩ. Nếu cần, có thể dùng phương pháp bơm nước để giúp ráy tai trồi ra ngoài.
4. Dị vật tai
Dị vật tai ở trẻ em thường gặp hơn ở người lớn, đặc biệt là trong độ tuổi từ 2 – 3. Tại các nhà trẻ và trường mẫu giáo, trẻ thường nghịch những đồ chơi nhỏ như mảnh giấy, mảnh bông, hột tiêu, hột đậu xanh và có thể bỏ chúng vào tai mình hoặc tai bạn mà không thông báo cho người lớn. Do đó, bệnh thường được phát hiện tình cờ.
Dị vật tai được chia thành hai loại chính: dị vật giẹp và dị vật tròn. Các dị vật giẹp bao gồm mảnh giấy, mảnh mica, mảnh mousse, mảnh bông gòn. Những dị vật này thường không đi sâu vào tai, chỉ nằm lấp ló ở cửa ống tai, có thể dễ dàng dùng nhíp để gắp ra mà không cần phải đến bệnh viện.
Ngược lại, các dị vật tròn như hột tiêu, hột chuỗi, hột đậu xanh hay viên bi có thể chui sâu vào trong tai. Để loại bỏ, bệnh nhân có thể nghiêng đầu, tai có dị vật hướng xuống, sau đó lắc mạnh để dị vật rơi ra. Nếu không thành công, có thể dùng móc tai để gỡ dị vật, nhưng nếu gặp khó khăn, nên đưa trẻ đến bác sĩ Tai Mũi Họng để được xử lý an toàn.
Tình trạng kiến bò vào tai là khá phổ biến, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Khi gặp trường hợp này, bệnh nhân nên nằm nghiêng, tai có con kiến hướng lên trên. Nhỏ nước ấm khoảng 37 – 37,5 độ vào tai, con kiến sẽ tự bò ra ngoài.
Tại các vùng nông thôn, khi tuốt lúa, hột lúa có thể vô tình văng vào ống tai. Dù ở trẻ em hay người lớn, hột lúa thường chỉ nằm lấp ló ở cửa ống tai ngoài. Không nên cố gắng gắp ra bằng kẹp vì hột lúa có thể bị đẩy sâu vào, gây thủng màng nhĩ và rơi vào tai giữa, lúc đó cần phải phẫu thuật để lấy ra.
5. Chảy mủ tai
Bệnh chảy mủ tai là một trạng thái khi đó tai sản xuất mủ và có triệu chứng chảy mủ, với các triệu chứng bao gồm chảy mủ từ tai, đau tai, mất nghe, ngứa tai, đau nhức và có thể gây ra cảm giác tai bị đầy hoặc ù tai.
Làm tai khô và điều trị kháng sinh, bệnh có thể tạm ổn. Làm tai khô bằng cách lấy que bông cho vào tai. Khi bông thấm đầy mủ, bỏ que này lấy que khác thế vào. Phải dùng đến 5 – 7 que tai mới khô mủ. Mỗi khi thấy có mủ là phải làm khô tai. Có thể một ngày làm 2 – 3 lần.
Ở nơi không có que bông có thể lấy lọ nhỏ mắt cũ có vòi sẵn. Rửa sạch, để khô. Bóp lọ nhỏ mắt cho không khi thoát ra, đưa vòi vào ống tai, nơi có mủ, mở tay ra, mủ sẽ bị hút vào trong lọ. Bóp cho mủ ra ngoài, sau đó làm lại như cũ. Phải làm như vậy 2 – 3 lần mới mong phần lớn mủ được hút ra. Nếu vòi lọ nhỏ mắt ngắn, có thể ráp vào đầu ống dịch truyền dài độ 2cm.
6. Chảy máu tai nhẹ
Chảy máu tai nhẹ thường xảy ra khi có tổn thương do việc sử dụng dụng cụ móc tai hoặc khi có va chạm từ bên ngoài. Để cầm máu hiệu quả, có thể sử dụng bông sạch nhét vào ống tai mà không cần phải đến bệnh viện.
7. Nhỏ tai đúng cách
Khi mắc viêm tai giữa, việc tai chảy mủ cần được xử lý bằng cách hút sạch mủ như đã đề cập. Sau đó, nên tiến hành nhỏ tai với thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần thực hiện việc nhỏ tai đúng cách để thuốc có thể tiếp cận màng nhĩ.
Bệnh nhân nên nằm nghiêng sao cho tai hướng lên trần nhà. Khi nhỏ thuốc vào mép ống tai, thuốc sẽ chảy dọc theo thành ống và tiếp cận màng nhĩ. Đối với liều lượng, việc nhỏ từ 5 đến 7 giọt mà vẫn chưa thấy đầy ống tai là cách thực hiện đúng. Ngược lại, nếu chỉ nhỏ 2 đến 3 giọt mà đã thấy đầy ống tai thì đó là sai cách, vì lúc này thuốc chỉ lưu lại ở trên mà không thể đến được vùng màng nhĩ.
8. Điếc
Có hai loại điếc chính: điếc bẩm sinh và điếc mắc phải.
Điếc bẩm sinh thường xuất phát từ các gen khiếm khuyết, di truyền theo định luật Mendel. Đây là tình trạng điếc xảy ra từ trong bụng mẹ, biểu hiện bằng mức độ nặng nề và điếc hoàn toàn. Trường hợp điếc mắc phải xảy ra trong quá trình mang thai khi người mẹ sử dụng những loại thuốc gây hại đến thần kinh tai, như Streptomycine, Neomycine, Gentamycine và Quinine. Những tác động này có thể khiến bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến việc trẻ sinh ra bị điếc hoàn toàn.
Nhiều trẻ sơ sinh có hệ thống nghe bình thường, nhưng khi lớn lên, có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng tai giữa, gây thủng nhĩ và chảy mủ. Khi đó, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng điếc dẫn truyền, thường ở mức độ trung bình.
Đối với trẻ mới sinh, ông bà và cha mẹ thường chú ý đến các dấu hiệu như sứt môi, chẻ vòm, hay dư ngón tay, nhưng lại ít ai để ý đến khả năng nghe của trẻ. Việc kiểm tra khả năng nghe của trẻ sau khi sinh khá đơn giản.
Có một dụng cụ chuyên dụng phát ra âm thanh với tần số và cường độ nhất định. Chỉ cần đặt dụng cụ này cách tai trẻ khoảng 50 cm và cho âm thanh phát ra. Nếu trẻ có phản ứng như giật mình, chớp mắt, hoặc khóc, có nghĩa là trẻ vẫn có khả năng nghe. Nếu không thấy phản ứng, hãy đưa dụng cụ gần hơn, lần lượt từ 25 cm, 10 cm, và 5 cm. Nếu trẻ vẫn không có phản ứng, khả năng bị điếc rất cao. Nếu không có dụng cụ chuyên dụng, có thể sử dụng một chiếc muỗng, gõ vào ly để tạo âm thanh tương tự.
Khám bệnh về Tai ở đâu tốt?
Bệnh lý về tai thông thường có thể được tự xử lý tại nhà nếu thực hiện đúng hướng dẫn. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó khăn khi xử trí, cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Việc tự ý điều trị tại nhà có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khám bệnh về tai ở Hà Nội
Dưới đây là danh sách các địa chỉ nổi bật về khám Tai Mũi Họng tại Hà Nội, giúp bạn tiếp cận dịch vụ thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
1. Phòng khám Tai Mũi Họng Tuyết Mai
Cơ sở 1: số 42 phố Lạc Nghiệp (ngõ 283 Trần Khát Chân cũ),Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: Shop 10 Park 12, Khu đô thị Times City, 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Phòng khám Tai Mũi Họng Tuyết Mai nổi bật như một địa chỉ tin cậy cho việc khám và điều trị các bệnh lý về tai dành cho cả trẻ em và người lớn. Tại đây, bệnh nhân có thể được thăm khám các vấn đề liên quan đến tai, bao gồm ù tai, giảm thính lực, điếc đột ngột, chảy mủ tai, viêm tai giữa cấp và mạn tính.
Khi đến khám tại phòng khám, bệnh nhân sẽ có cơ hội gặp gỡ các bác sĩ chuyên khoa có uy tín và nhiều kinh nghiệm, tiêu biểu là:
TTƯT.BS CKII Nguyễn Tuyết Mai
Nguyên Trưởng khoa khám, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tai Mũi Họng
Bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân từ 02 tháng tuổi
ThS.BS Vũ Văn Vị
Quyền Phó Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
Bác sĩ Nguyễn Anh Minh
Bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô
Để đảm bảo thời gian khám, bệnh nhân nên lưu ý đặt lịch hẹn trước, vì lịch làm việc của các bác sĩ có thể không cố định. Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai có lịch khám linh hoạt tại hai cơ sở: thường khám vào thứ Hai và thứ Sáu tại cơ sở 2, và vào thứ Hai, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy tại cơ sở 1.
2. Phòng khám Tai Mũi Họng ENTIC
70 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Phòng khám Tai Mũi Họng ENTIC là một trong những địa chỉ uy tín tại Hà Nội mà Bcare muốn giới thiệu. Tại đây, các công nghệ tiên tiến cùng trang thiết bị hiện đại được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả cao trong quy trình khám chữa.
Điểm mạnh của phòng khám nằm ở đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, được tuyển chọn từ các cơ sở y tế hàng đầu như Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào
Bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Giảng viên cao cấp Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ Phẫu thuật Tai - Thần kinh, Thái Lan
Bác sĩ Lâm Quang Hiệt
Giảng viên Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Hà Nội
Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
3. Bệnh viện Đa khoa An Việt
Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline:
Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện An Việt nổi bật với việc trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, bao gồm máy nội soi Tai Mũi Họng, máy đo thính lực, máy gây mê PM1, và kính hiển vi. Đây là địa chỉ uy tín cho những ai cần khám và điều trị các bệnh lý liên quan.
Bệnh viện An Việt tự hào quy tụ đội ngũ PGS.TS.BS Tai Mũi Họng hàng đầu tại Việt Nam, nhiều bác sĩ từng có thời gian công tác tại các Bệnh viện Trung ương và tu nghiệp tại các quốc gia như Đức, Pháp.
Trong đó, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An từng giữ vị trí Trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, và PGS.TS.BS Đoàn Thị Hồng Hoa, nguyên Phó Trưởng khoa Tai - Tai Thần Kinh của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cũng góp mặt trong đội ngũ chuyên gia.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An chỉ khám vào buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu, và do lượng bệnh nhân đông đảo, những ai muốn được khám với bác sĩ nên đặt lịch hẹn trước để tránh thời gian chờ đợi kéo dài.
Khám bệnh về tai ở TPHCM
Dưới đây là danh sách các địa chỉ khám Tai Mũi Họng uy tín tại TP.HCM mà bạn đọc có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp.
1. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn
9-11-13-15 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM
441 Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn, thuộc hệ thống Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, nổi bật với chất lượng chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại, luôn đảm bảo hỗ trợ toàn diện trong quá trình thăm khám.
Những ưu điểm khi khám Tai Mũi Họng tại đây bao gồm:
Đội ngũ chuyên gia hàng đầu với kinh nghiệm dày dặn, tiêu biểu như TTUT.TS.BS Hoàng Lương (gần 40 năm kinh nghiệm), BS CKII Đỗ Kỳ Nhật (hơn 30 năm kinh nghiệm), BS Trần Cao Khoát (gần 30 năm kinh nghiệm).
Dịch vụ đa dạng như phẫu thuật và tiểu phẫu Tai Mũi Họng, điều trị viêm tai giữa, thủng nhĩ, lấy dị vật tai, nạo vét sụn vành tai,…
Trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thăm khám chuyên sâu về Tai và Tai Mũi Họng.
Không gian thăm khám rộng rãi, thoải mái, được bố trí chuyên nghiệp, tạo sự tiện lợi cho bệnh nhân.
Để quyết định có nên thăm khám tại đây, bạn đọc có thể tham khảo các đánh giá trên Google hoặc Facebook. Dưới đây là một số phản hồi tích cực về phòng khám.
2. Phòng khám Chuyên khoa Tai Mũi Họng Dr Lê Na
1049 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TPHCM
Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng Dr Lê Na do BS CKI Lê Thị Na thành lập và trực tiếp phụ trách chuyên môn. Bác sĩ Lê Na có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tai Mũi Họng và hiện đang công tác tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Ngoài ra, bà còn là Ủy Viên Ban Chấp Hành Hội Thính Học TP.HCM.
Phòng khám được nhiều bệnh nhân đánh giá cao không chỉ vì chuyên môn vững vàng của bác sĩ mà còn bởi thái độ tận tình, vui vẻ, và kết quả điều trị hiệu quả. Với nhóm bệnh về tai, BS CKI Lê Na có kinh nghiệm điều trị các bệnh như nấm tai, nhọt, áp xe tai ngoài, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm tai ngoài,...
Những người sinh sống tại quận 7 và các khu vực lân cận có thể chọn thăm khám tại Phòng khám Tai Mũi Họng Dr Lê Na để tiết kiệm thời gian di chuyển và nhận được sự chăm sóc y tế chất lượng.
3. Phòng khám Đa khoa Việt Gia
166 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Phòng khám Đa khoa Việt Gia không chỉ thăm khám các bệnh về mũi và họng mà còn chuyên về các bệnh lý tai như ù tai, đau tai, chảy máu tai, thủng màng nhĩ, điếc đột ngột, và viêm tai giữa. Đây là địa chỉ đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm trong quá trình thăm khám và điều trị.
Các bác sĩ Tai Mũi Họng tại phòng khám bao gồm:
BS CKII Bùi Trung Kiên
Với gần 15 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh Tai Mũi Họng, ông từng công tác tại Bệnh viện Tân Sơn Nhất và Bệnh viện Hồng Đức.BS CKI Đào Thị Ngọc Anh
Có gần 40 năm kinh nghiệm, từng công tác nhiều năm tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Bà cũng từng giữ chức vụ Trưởng khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Việt Gia được nhiều bệnh nhân đánh giá cao không chỉ vì kết quả điều trị tích cực, mà còn bởi thái độ niềm nở và tận tâm. Nhiều phản hồi tích cực cho thấy quá trình thăm khám và hồi phục diễn ra nhanh chóng.
Qua bài viết này, bạn đọc đã được giới thiệu về các bệnh tai thường gặp, những lưu ý quan trọng cũng như cách xử lý khi gặp phải. Để đảm bảo điều trị hiệu quả và tránh các biến chứng không lường trước, Bcare khuyến nghị bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng bệnh về tai.