Cetirizine Stella 10mg được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và mày đay. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói gồm 5 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản.
Với thành phần hoạt chất cetirizine dihydrochloride, thuốc giúp làm giảm nhanh các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và mề đay trên da, mang lại sự thoải mái cho người bệnh. Sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng, nhưng cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn để đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn.
Thành phần của Thuốc Cetirizine
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
Cetirizine | 10mg |
Công dụng của Thuốc Cetirizine
Chỉ định
Thuốc Cetirizine Stella 10mg được chỉ định ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, dùng trong các trường hợp sau:
Làm giảm các triệu chứng ở mũi và mắt của viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm.
Làm giảm các triệu chứng của mày đay vô căn mạn tính.
Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc kháng histamin dùng toàn thân, các dẫn xuất piperazin.
Cetirizine là một chất chuyển hóa của hydroxyzin ở người, là một chất đối kháng mạnh và chọn lọc trên các thụ thể H1 ngoại vi. Trong các nghiên cứu in vitro về khả năng gắn kết với thụ thể cho thấy thuốc không có ái lực đáng kể với thụ thể nào khác ngoài thụ thể H1.
Tác dụng dược lực: Ngoài tác dụng kháng thụ thể H1, Cetirizine còn thể hiện tác dụng kháng dị ứng: Với liều 10 mg x 1 lần hoặc 2 lần mỗi ngày, thuốc ức chế sự kết tập các bạch cầu ái toan ở giai đoạn muộn, đặc biệt là ở da và kết mạc của các đối tượng dị ứng có tiếp xúc với dị nguyên.
Hiệu quả và an toàn lâm sàng: Các nghiên cứu ở người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy cetirizine ở liều 5 và 10 mg làm giảm đáng kể mày đay và các phản ứng ban đỏ gây ra bởi nồng độ rất cao của histamin trên da, nhưng sự tương quan giữa hiệu quả và tính an toàn chưa được thiết lập.
Ở liều khuyến cáo, cetirizine cho thấy tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.
Bệnh nhi: Trong một nghiên cứu kéo dài 35 ngày ở trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, không thấy có sự dung nạp đối với tác dụng kháng histamin (ngăn chặn mày đay và phản ứng ban đỏ) của cetirizine. Sau dùng liều lặp lại cetirizine, khi ngưng điều trị, da phục hồi lại phản ứng bình thường với histamin trong vòng 3 ngày.
Dược động học
Hấp thu
Nồng độ định trong huyết tương ở trạng thái ổn định khoảng 300 ng/ml và đạt được trong vòng 1,0*0,5 giờ. Sự phân bố của các thông số dược động học như nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax) và diện tích dưới đường cong (AUC), giống nhau ở người tình nguyên. Mức độ hấp thu của cetirizine không bị giăm bởi thức ăn mặc dù tốc độ hấp thu có giảm.
Phân bố
Thể tích phân bố biếu kiến là 0,50 L/kg. Độ gắn kết cetirizine với protein huyết tương là 93 ± 0,3%. Cetirizine không thay đổi sự gắn kết protein của warfarin.
Chuyển hóa
Cetirizine trải qua chuyển hóa lần đầu không đáng kể.
Thải trừ
Thời gian bán thải cuối cùng của thuốc khoảng 10 giờ và không thấy có tích lũy cetirizine sau khi dùng liều hàng ngày là 10 mg trong 10 ngày. Khoảng 2/3 liều được bài tiết không đổi trong nước tiểu.
Cách dùng Thuốc Cetirizine
Cách dùng
Cetirizine Stella 10mg được dùng đường uống. Thức ăn có thể làm giảm nồng độ đỉnh trong máu và kéo dài thời gian đạt nồng độ định, nhưng không ảnh hướng đến mức hấp thu thuốc, cho nên có thể uống cùng hoặc ngoài bữa ăn.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 10 mg x 1 lần/ngày.
Bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin từ 50 - 79 ml/phút): 10 mg x 1 lần/ngày.
Cetirizine Stella 10mg không có khắc vạch để chia liều nên không phù hợp cho:
Trẻ em dưới 12 tuổi.
Bệnh nhân bị suy gan.
Bệnh nhân suy thận vừa và nặng (độ thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Các triệu chứng ghi nhận được sau khi dùng quá liều cetirizine chủ yếu là liên quan đến các tác dụng trên hệ thần kinh trung ương hay các tác dụng kháng cholinergic.
Tác dụng không mong muốn được ghi nhận sau khi sử dụng một lượng ít gấp 5 lần liều khuyến cáo hàng ngày: Lú lẫn, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu, giãn đồng từ, ngứa, bồn chồn, buồn ngủ, mơ màng, sững sờ, tim đập nhanh, run tay và bí tiểu.
Xử trí
Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho cetirizine.
Nếu quá liều xảy ra, bệnh nhân cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Nếu mới uống thuốc trong khoảng thời gian ngắn thì có thể cân nhắc biện pháp rửa dạ dày. Không hiệu quả trong việc loại cetirizine ra khỏi cơ thể bằng phương pháp thẩm tách máu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc Cetirizine Stella 10mg, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Cetirizine Stella 10mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Chưa có báo cáo.
Ít gặp, 1/1.000 ≤ ADR < 1/100
Tâm thần: Kích động.
Thần kinh: Dị cảm.
Tiêu hóa: Tiêu chảy.
Da và mô dưới da: Ngứa, phát ban.
Toàn thân (chung): Suy nhược, mệt mỏi.
Hiếm gặp, 1/10.000 < ADR < 1/1.000
Miễn dịch: Quá mẫn.
Tâm thần: Gây hấn, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, mất ngủ.
Thần kinh: Co giật, rồi loạn vận động.
Tim: Nhịp tim nhanh,
Gan: Chức năng gan bất thường (tăng transaminase, phosphat kiềm, ᵧ-GT và bilirubin).
Da và mô dưới da: Mày đay.
Toàn thân (chung): Phù nề.
Nghiên cứu liên quan: Tăng cân.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10.000
Máu và bạch huyết: Giảm tiểu cầu.
Miễn dịch: Sốc phản vệ.
Tâm thần: Vận động hay phát âm không chú ý.
Thần kinh: Rối loạn vị giác, ngất, run, loạn trương lực cơ, rối loạn vận động.
Mặt: Rối loạn điều tiết, nhìn mờ, vận nhãn.
Da và mô dưới da: Phù mạch, phát ban da cố định do thuốc.
Thận và tiết niệu: Khó tiêu, đái dầm.
Chưa rõ tần suất
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng thèm ăn.
Tâm thần: Có ý định tự tử,
Hệ thần kinh: Mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ.
Tai và tai trong: Chóng mặt.
Gan: Viêm gan.
Thận và tiết niệu: Bí tiểu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Cetirizine Stella 10mg, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30°C.
Tại Hà Nội, nhiều cơ sở y tế chất lượng chuyên khám và điều trị các bệnh dị ứng - miễn dịch đã trở thành điểm đến tin cậy của bệnh nhân. Những địa chỉ này cung cấp dịch vụ chẩn đoán chính xác, kết hợp các phương pháp điều trị hiện đại nhằm đảm bảo hiệu quả cao.
Hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe. Việc lựa chọn địa chỉ phù hợp sẽ giúp người bệnh được thăm khám, điều trị kịp thời, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Địa chỉ khám chữa bệnh dị ứng - miễn dịch tại Hà Nội
1. Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A, số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng thuộc Bệnh viện Bạch Mai hiện là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực dị ứng và miễn dịch. Đây là trung tâm nghiên cứu và điều trị chuyên sâu tại một trong những bệnh viện lâu đời và uy tín nhất Việt Nam.
Trung tâm tiếp nhận 70-100 bệnh nhân điều trị nội trú mỗi ngày, hàng ngàn lượt khám và điều trị nội trú mỗi năm. Đơn vị này đã chữa trị thành công nhiều ca bệnh nặng, bao gồm sốc phản vệ, hội chứng Lyell, hen phế quản nặng, lupus ban đỏ hệ thống, và xơ cứng bì. Các phương pháp điều trị tiên tiến như giảm mẫn cảm nhanh hay pulse therapy cũng được áp dụng hiệu quả tại đây.
Trung tâm là nơi làm việc của các chuyên gia hàng đầu như GS.TS Nguyễn Năng An, GS.TS Đào Văn Chinh, PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, và TS Phạm Huy Thông. Dù tiếp nhận bệnh nhân nhi, trung tâm khuyến cáo đưa trẻ từ sơ sinh đến 4 tuổi tới các bệnh viện Nhi để đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất.
2. Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng khám số 1, hay còn gọi là Trung tâm Y khoa số 1, là nơi quy tụ các chuyên gia hàng đầu từ Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội và Viện Nhi. Đây là địa chỉ quen thuộc cho các ca bệnh dị ứng, miễn dịch.
Phòng khám hoạt động theo mô hình yêu cầu, với chi phí khám có thể cao hơn và không áp dụng bảo hiểm y tế. Do lượng bệnh nhân đông, phụ huynh nên liên hệ trước để đặt lịch. Đội ngũ chuyên gia tiêu biểu bao gồm PGS.TS Nguyễn Thị Vân và PGS.TS Hoàng Thị Lâm, những bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dị ứng và miễn dịch lâm sàng.
3. Phòng khám đa khoa Vietlife
Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phòng khám Vietlife sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, với trang thiết bị tiên tiến và không gian khám chữa bệnh rộng rãi. Các bệnh lý dị ứng và miễn dịch được điều trị tại khoa Nội tổng hợp, với bác sĩ Đỗ Trương Thanh Lan trực tiếp phụ trách.
Bác sĩ Lan là chuyên gia giàu kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và Đại học Y Hà Nội. Để đảm bảo lịch khám, phụ huynh nên đặt hẹn trước. Các nghiên cứu và tài liệu do bác sĩ biên soạn, như "Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống" và "Tình hình dị ứng do thuốc," đã đóng góp lớn cho lĩnh vực này.
4. Bệnh viện Quốc tế Việt Pháp
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Việt Pháp nổi bật với chất lượng dịch vụ cao cấp. Khoa Nhi là một trong những thế mạnh của bệnh viện, nơi hội tụ đội ngũ bác sĩ trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm.
Trẻ em gặp vấn đề về dị ứng, miễn dịch sẽ được thăm khám và điều trị kỹ lưỡng. Nếu cần nhập viện, bố mẹ có thể yên tâm về dịch vụ và sự phối hợp giữa các chuyên khoa. Một số chuyên gia tiêu biểu tại đây gồm PGS.TS Phạm Thị Xuân Tú và ThS.BS Nguyễn Trung Hà, những bác sĩ có nền tảng chuyên môn sâu rộng trong và ngoài nước.
Tất cả các địa chỉ trên đều mang lại lựa chọn đa dạng và chất lượng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý dị ứng và miễn dịch tại Hà Nội.