Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em dựa theo phác đồ điều trị như thế nào?

25/11/2020
Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em dựa theo phác đồ điều trị như thế nào?

Tiêm vắc-xin phòng dại là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng dại cho trẻ em để đảm bảo tiêm đủ và đúng phác đồ.

1. Khi nào thì tiêm phòng Dại cho trẻ em?

Dại là căn bệnh không phổ biến, con người chỉ bị dại khi bị động vật mắc bệnh dại cắn, do vậy nhiều bậc phụ huynh còn tâm lý băn khoăn không biết có nên tiêm phòng dại cho trẻ hay không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiêm phòng dại cho trẻ em là việc mà phụ huynh cần phải nghĩ đến ngay sau khi bị động vật dại cắn hoặc khi trẻ có tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi bị dại. Ngay khi bị động vật cắn hoặc chạm vào nước dãi động vật, cần phải rửa ngay vết thương của bé dưới vòi nước sạch và sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để diệt virus dại, có thể dùng xà phòng hay cồn iodine trong vòng 15 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để bé được điều trị bằng Huyết thanh kháng dại, và tiêm phòng dại. Cần nhớ rằng, thời gian vàng để điều trị dự phòng bệnh dại là 24 - 48 giờ sau khi bị cắn. Thời gian càng sau khi bị động vật cắn kéo dài thì hiệu quả điều trị càng kém và nạn nhân càng có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào Thần kinh cao hơn.

Động vật mắc bệnh dại thường sẽ sống không quá một tuần, nếu sau 10 ngày mà con vật vẫn sống khỏe mạnh thì người bị cắn không bị mắc bệnh, trong trường hợp con vật bị ốm chết, bị giết hoặc chạy mất, cần lập tức tiêm phòng dại cho trẻ em để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Đặc biệt, nếu trẻ bị tấn công ở mức độ nhiều tổn thương, dập nát hoặc ở vị trí đầu mạch, vùng mặt, cổ, vùng sinh dục, cũng cần phải tiêm phòng dại cho trẻ em ngay vì virus dại phát tán rất nhanh ở những bộ phận này. Thậm chí, nhiều trường hợp dù đã tiêm phòng dại, khi thuốc chưa kịp phát huy tác dụng, trẻ đã tử vong.

Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em dựa theo phác đồ điều trị như thế nào? - ảnh 1
Biểu hiện động vật mắc bệnh dại

2. Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em

Khi trẻ bị động vật nghi bị bệnh dại cắn cần đưa trẻ đến tiêm phòng dại ở các Cơ sở Y tế có vắc-xin phòng dại. Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em dựa theo phác đồ điều trị như sau:

2.1. Phác đồ tiêm bắp

  • Đối với dự phòng trước phơi nhiễm: Theo phác đồ tiêm bắp 3 liều cơ bản (0,5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28. Tiến hành tiêm nhắc lại sau 1 năm, sau đó cứ 5 năm tiêm 1 lần.
  • Đối với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm:
  • Đối với những người chưa tiêm dự phòng: Tiến hành tiêm phòng dại 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Trong trường hợp người bệnh được xác định phơi nhiễm độ III thì cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Trong trường hợp người bệnh đã tiêm phòng dại trong 5 năm gần đây thì tiến hành tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.
  • Đối với trường hợp đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm thì tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể kết hợp tiêm thêm Immunoglobulin.

2.2. Phác đồ tiêm da

Tiêm phòng dại cho trẻ em với phác đồ tiêm trong da với 1 liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên.

  • Đối với người chưa được tiêm dự phòng dại thì tuân thủ phác đồ “2-2-2-0-1-1”:
  • Hai mũi tiêm phòng dại trong da vào 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0,3,7.
  • Một mũi tiêm phòng dại trong da tại một vị trí vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90.
  • Đối với người đã tiêm phòng dại thì tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ bị bệnh dại

Khi trẻ mắc phải bệnh dại sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh dại như đau hoặc Ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp), trẻ bị sốt, mệt mỏi, hoặc đau đầu kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Trẻ thường sợ nước, không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí, trẻ trở nên dễ tức giận, bứt rứt và trầm cảm hoặc tăng động

Khi bệnh phát triển một thời gian sau, trẻ chỉ cần thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ họng. Thời gian ủ bệnh dại ở trẻ thường là 2-3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5-6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.

4. Cách chăm sóc sau tiêm phòng dại cho trẻ em

Không có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn. Người chăm sóc cho bệnh nhân cần phải sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh tiếp xúc với vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương của bệnh nhân.

Giữ trẻ trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ như tiếng ồn lớn, không khí lạnh) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật.

Sau khi tiêm vắc-xin phòng dại cho trẻ, các bậc phụ huynh cần đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ để trẻ có thể sinh hoạt và học tập. Cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, và đảm bảo cho trẻ một chế độ Dinh dưỡng hợp lý. Nếu như sau khi tiêm phòng dại cho trẻ em, thấy trẻ gặp có các biểu hiện phản ứng phụ như chỗ tiêm bị ngứa, sưng và đau, toàn thân thấy mệt mỏi, đau nhức, chóng mặt, sốt, đau khớp, dị ứng... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Bệnh dại là bệnh có nguy cơ tử vong cao, hiện tại chưa có thuốc đặc trị. Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại là tiêm vắc-xin phòng dại. Lịch tiêm vắc-xin phụ thuộc vào phác đồ điều trị. Khi bị động vật cắn cần đưa trẻ đi tiêm phòng càng sớm càng tốt để hiệu quả điều trị là tốt nhất.

5. Đăng ký gói dịch vụ tiêm chủng ở bệnh viện đa khoa An Việt

Đây là những gói Vắc-xin được xây dựng trọn gói. Khi phụ huynh đăng ký những gói dịch vụ này, trẻ được:

  • Khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Trong quá trình tiêm, có sự giám sát của bác sỹ đề phòng những trường hợp trẻ bị tai biến, phản ứng thuốc.
  • Sau tiêm, trẻ được đội ngũ hỗ trợ bệnh nhân của Bệnh viện An Việt chăm sóc, theo dõi tại nhà.
  • Ưu tiên tiêm các Vắc-xin dịch vụ cơ bản có trong danh mục theo lịch tiêm của trẻ.
  • Tiêm phòng những căn bệnh nguy hiểm sau này cho trẻ: lao, viêm gan B, tiêu chảy do Rota virus, bạch hầu, Ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm phổi, mũi họng do HIB, cúm mùa, Viêm màng não do mô cầu BC, sởi-Quai bị-Rubela (3.1), thủy đậu, viêm Não Nhật Bản, viêm gan A…
  • Trường hợp xảy ra hiện tượng khan hiếm Vắc-xin, Bệnh viện An Việt sẽ cố gắng cung cấp đủ liều Vắc-xin tổng hợp Pentaxim; các Vắc-xin còn lại trong danh mục có thể sẽ được thay thế bằng các Vắc-xin khác an toàn và hiệu quả tương đương.
  • Phụ huynh hãy nhanh tay ĐĂNG KÝ để trẻ được tiêm phòng đầy đủ, ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.
  • Bố mẹ chỉ cần đặt lịch bằng cách gọi tới Hotline: 086 555 4486 - 038 893 2736 - 1900 28 38

Đến với Bệnh viện Đa khoa An Việt, cơ hội quý báu cho trẻ được đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm thăm khám và tiêm Vắc-xin trực tiếp cùng trang thiết hiện đại.

Danh sách gói dịch vụ tiêm chủng ở bệnh viện đa khoa An Việt: