Lịch tiêm phòng Vacxin trước và trong thời gian mang thai lần đầu

Đối bà bầu Mang thai lần đầu, ngoài chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý thì tiêm phòng đóng vai trò rất quan trọng giúp mẹ và bé đẩy lùi những bệnh truyền nhiễm, và hạn chế nguy cơ bị dị tật thai nhi. Lịch tiêm phòng Vacxin trước và trong thời gian mang thai lần đầu
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Lịch tiêm phòng cho bà bầu Mang thai lần đầu

Để có một thai Nhi khỏe mạnh, bạn nên nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, bởi trong nhiều trường hợp cần làm một số xét nghiệm nhằm kiểm tra kháng thể IgG liên quan đến một số bệnh điển hình như: Viêm gan B, rubella, sởi.

Nếu xét nghiệm cho thấy cơ thể người mẹ đã có kháng thể thì chứng tỏ bạn có sức đề kháng tốt, không cần tiêm. Ngược lại, nếu cơ thể bạn chưa có kháng thể thì cần thực hiện tiêm đủ các loại Vacxin cần thiết để phòng tránh được tất cả các trường hợp xấu có thể xảy ra khi mang thai như: Dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai chết lưu, sinh non,...

1.1. Trước khi mang thai

Một số số loại vắc-xin được khuyến cáo nên tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai lần đầu đó là: Thủy đậu, viêm gan B, cúm, Sởi - quai bị - rubella. Để các mũi tiêm có hiệu quả tốt nhất nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng.

1.2. Trong thời gian mang thai

Đối với những phụ nữ mang thai lần đầu nhưng chưa được tiêm Uốn ván trong khoảng thời gian 5 năm gần nhất thì người mẹ cần được tiêm 2 mũi vắc-xin để phòng bệnh này.

Lịch tiêm phòng Vacxin trước và trong thời gian mang thai lần đầu - ảnh 1
Tiêm phòng vắc-xin Uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe người mẹ và thai nhi

Trong đó, mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kỳ, còn mũi thứ 2 sẽ được tiêm sau mũi thứ 1 tối thiểu là 1 tháng. Lưu ý rằng người mẹ cần được hoàn thành lịch tiêm vacxin chủng uốn ván tối thiểu trước ngày dự sinh 1 tháng.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu chưa hoàn thành các vacxin cần thiết để ngăn ngừa viêm gan B, cúm,... trước khi mang thai thì có thể tiêm bổ sung, với sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ.

2. Những bệnh nguy hiểm nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi?

Những căn bệnh truyền nhiễm dưới đây có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm cho bà bầu cũng như thai nhi:

2.1. Bệnh sởi

Phụ nữ đang mang thai nếu bị bệnh sởi sẽ dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến cơ thể có nguy cơ bị bội nhiễm cao, gây ra các biến chứng như: Viêm đường tiết niệu, viêm phổi,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi, tăng cao nguy cơ bị sinh non, thậm chí là sẩy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Lịch tiêm phòng Vacxin trước và trong thời gian mang thai lần đầu - ảnh 2
Mẹ bầu mắc bệnh sởi có thể gây nguy cơ trẻ bị sinh non

2.2. Quai bị

Bệnh này mang đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non, lưu thai. Đặc biệt nguy hiểm với bà bầu mắc phải vào thời điểm tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3.

2.3. Thủy đậu

Nếu bà bầu mắc phải thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ Sảy thai là rất lớn. Căn bệnh này thậm chí có thể lây từ mẹ sang con và gây nên bệnh thủy đậu bẩm sinh, tỷ lệ lây bệnh từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu là 0,4%.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh có khả năng bị nhiễm thủy đậu do người mẹ sau khi chào đời chiếm 24-48%, và đã có trường hợp tử vong. Do đó, nếu trước khi mang thai chưa từng tiêm vacxin thủy đậu thì mẹ bầu nên tiêm loại vacxin này trước khi mang thai ít nhất là 1 tháng.

2.4. Cúm

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta. Và bà bầu chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nếu mắc phải do hệ miễn dịch bị suy giảm. Nếu để cúm tiến triển xấu đi thì có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu. Trường hợp nặng nhất có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như gây ra dị tật bẩm sinh, sinh non,...

Lịch tiêm phòng Vacxin trước và trong thời gian mang thai lần đầu - ảnh 3
Trường hợp mẹ bầu mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra một số dị tật ở trẻ

Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân và thai nhi với 3 vacxin ngừa cúm là Influvac 0.5ml, CG Flu 0.5ml, Vaxigrip 0,5ml.

Đối với bà bầu mang thai lần đầu tiên việc tiêm vacxin là điều cần thiết và quan trọng, giúp phòng ngăn ngừa dị tật thai nhi và các bệnh truyền nhiễm.

3. Đăng ký gói dịch vụ tiêm chủng ở bệnh viện đa khoa An Việt

Đây là những gói Vắc-xin được xây dựng trọn gói. Khi phụ huynh đăng ký những gói dịch vụ này, trẻ được:

  • Khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Trong quá trình tiêm, có sự giám sát của bác sỹ đề phòng những trường hợp trẻ bị tai biến, phản ứng thuốc.
  • Sau tiêm, trẻ được đội ngũ hỗ trợ bệnh nhân của Bệnh viện An Việt chăm sóc, theo dõi tại nhà.
  • Ưu tiên tiêm các Vắc-xin dịch vụ cơ bản có trong danh mục theo lịch tiêm của trẻ.
  • Tiêm phòng những căn bệnh nguy hiểm sau này cho trẻ: lao, viêm gan B, tiêu chảy do Rota virus, bạch hầu, Ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm phổi, mũi họng do HIB, cúm mùa, Viêm màng não do mô cầu BC, sởi-Quai bị-Rubela (3.1), thủy đậu, viêm Não Nhật Bản, viêm gan A…
  • Trường hợp xảy ra hiện tượng khan hiếm Vắc-xin, Bệnh viện An Việt sẽ cố gắng cung cấp đủ liều Vắc-xin tổng hợp Pentaxim; các Vắc-xin còn lại trong danh mục có thể sẽ được thay thế bằng các Vắc-xin khác an toàn và hiệu quả tương đương.
  • Phụ huynh hãy nhanh tay ĐĂNG KÝ để trẻ được tiêm phòng đầy đủ, ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.
  • Bố mẹ chỉ cần đặt lịch bằng cách gọi tới Hotline: 086 555 4486

Đến với Bệnh viện Đa khoa An Việt, cơ hội quý báu cho trẻ được đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm thăm khám và tiêm Vắc-xin trực tiếp cùng trang thiết hiện đại.

Danh sách gói dịch vụ tiêm chủng ở bệnh viện đa khoa An Việt:

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung