Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Thời điểm uống thuốc sắt hợp lý nhất trong ngày cho bà bầu

13/09/2020
Thời điểm uống thuốc sắt hợp lý nhất trong ngày cho bà bầu

Sắt là một thành phần cấu thành nên huyết sắc tố của hồng cầu, hỗ trợ vận chuyển dưỡng khí và thán khí trong hô hấp. Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân thiếu máu là do đâu ngay cả khi bạn đã dùng viên sắt cho bà bầu? Không loại trừ trường hợp sử dụng sai cách. Vậy Thời điểm uống thuốc sắt hợp lý nhất cho bà bầu trong ngày là lúc nào?

1. Sắt là gì?

Sắt là một nguyên tố đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Hầu hết sắt được tìm thấy trong huyết sắc tố hemoglobin – yếu tố vận chuyển oxy đến tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. Nếu không có đủ sắt trong máu, lượng huyết sắc tố trong máu cũng giảm theo. Điều này có thể làm cản trở việc cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ quan.

Sắt có 2 loại: sắt heme và sắt không heme. Sắt heme có chứa trong các loại thực phẩm giàu sắt từ động vật như: thịt, gan, cá… Các loại thực vật như rau, rong biển, đậu nành… chứa nhiều sắt không heme.

Theo khảo sát của viện Dinh dưỡng quốc gia cơ thể con người hấp thụ sắt heme tốt hơn. Trong khi đó mọi người thường bổ sung nhiều loại thực vật giàu sắt. Vì vậy cần cân bằng trong chế độ ăn để hiệu quả hấp thu được tốt nhất, đặc biệt là đối tượng phụ nữ mang thai.

2. Tại sao bà bầu phải bổ sung sắt?

  • Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng máu cao hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Nhu cầu sắt cũng vì thế tăng lên để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho bà bầu.
  • Sắt tạo ra hemoglobin (huyết sắc tố) cho cả mẹ và bé. Nó giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể và đến thai nhi.
  • Thiếu sắt khiến cơ thể không tổng hợp được hồng cầu và dẫn tới các tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn, đau đầu, suy giảm sức đề kháng,… Đây chính là biểu hiện của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nặng hơn, nó có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của người mẹ và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sinh, sinh non,…là những tác hại khôn lường của thiếu sắt.
  • Thiếu máu trong thời kỳ Mang thai dẫn đến đứa trẻ bị Sinh non hoặc còi cọc sau này, hệ miễn dịch yếu, thể lực và trí tuệ thường yếu hơn những trẻ có mẹ bổ sung đủ sắt trong thời kỳ mang thai.

3. Hàm lượng sắt bà bầu cần mỗi ngày là bao nhiêu?

  • Trước khi Mang thai cơ thể cần trung bình khoảng 15mg sắt mỗi ngày.
  • Khi mang thai lượng sắt cơ thể cần sẽ tăng gấp đôi, từ 30 – 60mg/ngày. Thường được bổ sung qua các loại thực phẩm hoặc viên sắt cho bà bầu.

4. Thời điểm uống thuốc sắt hợp lý nhất trong ngày cho bà bầu

  • Quá trình hấp thu sắt bắt đầu diễn ra từ dạ dày và chủ yếu là tại hành tá tràng. Nó cũng có thể diễn ra ở đầu ruột non nhưng với mức độ thấp.
  • Thời điểm tốt nhất để uống thuốc sắt là khi bụng đói bởi acid trong dạ dày giúp hấp thu sắt, khi đói, dạ dày tiết acid nhiều hơn bình thường.

Vì thế bà bầu nên uống thuốc sắt vào buổi sáng- trước bữa sáng 30 phút hoặc sau khi ăn sáng 2 tiếng.

Một tác dụng phụ của thuốc sắt là gây nóng trong người. Vậy nên, nếu uống thuốc sắt trước khi ngủ, vào ban đêm thì bà bầu sẽ Khó ngủ ngon hơn.

5. Một số lưu ý khi uống thuốc sắt

  • Không nên uống canxi cùng với sắt bởi vì nếu liều lượng của canxi ở mức 300mg có thể gây ra cản trở sự hấp thụ của sắt. Đây chính là một lưu ý dành cho bạn khi uống sắt, hãy cân đối liều lượng và thời gian uống thuốc để tránh gây nên hiện tượng các khoáng chất cản trở sự hấp thụ lẫn nhau.
  • Vitamin C có tác dụng khử Fe3+ thành Fe2+ để sắt dễ hấp thu, vì vậy bạn nên uống nước cam để chất sắt được hấp thụ vào cơ thể. Trong protein động vật cũng chứa chất giúp hỗ trợ hấp thụ sắt tối ưu nên mẹ bầu có thể bổ sung cá, thịt trong các bữa ăn hàng ngày ngày.
  • Không nên phối hợp chung thuốc sắt với các thuốc kháng sinh nhóm Tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không dùng dạng viên mà sử dụng dạng giọt hoặc sirô (dễ nuốt). Cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi, khi uống dạng siro răng sẽ có màu đen (khắc phục bằng cách hút qua ống hút, pha vào nước rồi hút).

6. Chú ý khi dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng các loại thảo mộc 

  • Nếu muốn sử dụng các loại thảo mộc như: bạc hà, hoa cúc, mẹ bầu nên uống thuốc sắt cách nhau khoảng 2 giờ.
  • Các thuốc sắt có một tác dụng phụ là gây táo bón. Vì vậy hãy ăn thêm các loại rau củ giàu chất xơ như Súp lơ xanh, cà rốt,…. Đồng thời uống nhiều nước khoáng để hạn chế tình trạng này.
  • Trước khi sử dụng thuốc sắt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Uống đúng liều lượng: tránh giảm liều lượng bởi điều này dẫn tới thiếu sắt. Nhưng cũng không uống quá liều vì dễ bị Ngộ độc sắt gây nên nhiều tác dụng không mong muốn như : táo bón, khó thở, buồn nôn, nguy cơ xơ gan, bệnh tim, đái tháo đường,…

Thiếu máu trong thai kỳ gây ra hàng loạt các hậu quả nguy hiểm như làm tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, sinh con nhẹ cân, suy thai… Vì vậy, trước khi lập kế hoạch mang thai, các mẹ nên tiến hành các thủ tục Xét nghiệm máu; để biết được tình trạng sức khỏe của mình như thế nào. Từ đó bổ sung chất sắt hợp lý, đảm bảo lượng máu cần thiết trong giai đoạn mang thai.

Mọi thắc mắc về Rối loạn kinh nguyệt, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa Sản khoa trên bcare.vn

Hãy Đặt lịch khám bác sĩ Sản khoa trên bcare TẠI ĐÂY

Xem thêm:

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Thuốc sắt cho bà bầu: 7 loại tốt nhất bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ