Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng: Tác dụng, cách sử dụng và Tác dụng phụ

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm mũi. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tác nhân gây viêm mũi dị ứng sẽ khác nhau. Khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều người có thói quen tự ý sử dụng thuốc xịt mũi, xisat viêm mũi mà không thông qua ý kiến của bác sĩ.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể có các biểu hiện và triệu chứng giống như cảm lạnh, như sổ mũi, hắt hơi, Ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, .... Nhưng không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị ứng với các chất gây Dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của mèo, chó và các động vật khác có lông.

Vì triệu chứng của viêm mũi Dị ứng không quá trầm trọng nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang. Viêm niêm mạc mũi và xoang mũi tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa. Ngạt mũi, tắc mũi khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động...

2. Tác dụng của các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng

Thuốc xịt mũi chứa steroid là loại thuốc cho thấy hiệu quả nhất trong trong điều trị viêm mũi dị ứng. Ngoài việc giảm các triệu chứng, phản ứng viêm tại chỗ, lượng thuốc hấp thu vào tuần hoàn cũng khá thấp (khoảng từ 2 - 10%) nên ít gây ra các tác dụng phụ.

Các loại thuốc này thường không có tác dụng tức thì mà cần đến vài ngày mới thấy rõ hiệu quả nên người bệnh cần điều trị đúng và đủ liều.

Trong các trường hợp cụ thể, có thể dùng corticoid hít phối hợp với các thuốc kháng histamin, giãn phế quản... lúc bắt đầu điều trị để nhanh cải thiện, sau đó có thể ngừng các thuốc phối hợp này, chỉ duy trì bằng corticoid xịt/ hít.

3. Cách sử dụng các loại thuốc xịt mũi

Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc với liều lượng phù hợp. Thông thường, trong 2 tuần đầu tiên người bệnh sẽ xịt ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Mỗi lần xịt 2 nhát sau khi đã vệ sinh mũi sạch sẽ. Nếu tình trạng bệnh thuyên giảm có thể điều chỉnh để giảm bớt liều lượng thuốc xuống còn 1 lần/ngày và có thể dùng duy trì trong vòng 1 tháng.

Trong 6 tháng tiếp theo, tùy vào tình hình diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp nhất. Nếu sử dụng các loại thuốc xịt mũi đúng cách, Tình trạng viêm mũi dị ứng có thể điều trị khỏi đến 90%. Việc điều trị viêm mũi dị ứng sớm và đúng cách cũng giúp người bệnh ngăn chặn các biến chứng như đã kể trên.

Khi xịt thuốc, không đưa đầu xịt vào mũi quá sâu mà chỉ đặt vòi xịt ở ngay đầu mũi để xịt thuốc vào đúng niêm mạc mũi.

Lưu ý, trước khi xịt mũi hãy lau sạch vòi xịt. Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và dưới 30 độ C. Khi đã mở nắp lọ thuốc, chỉ sử dụng tối đa trong vòng 1 tháng.

Nếu dùng thuốc cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần giúp trẻ dùng để xịt thuốc được đúng cách.

Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng: Tác dụng, cách sử dụng và Tác dụng phụ - ảnh 1
Viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm để tránh gây ra biến chứng

4. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc xịt mũi

Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường bạn cần thông báo ngay đến bác sĩ. Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi sử dụng các loại thuốc xịt mũi, thuốc xisat viêm mũi là:

  • Chảy máu mũi, nhất là vào mùa hanh khô.
  • Khản giọng do tác động trực tiếp của thuốc trên dây thanh gây nên tình trạng kích ứng dạng dị ứng, phù Reinke thanh quản, dây thanh nề...
  • Kích thích dạ dày, ruột, chán ăn, thèm ăn, khô họng, khô miệng, mất vị giác, đắng miệng...
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, mất ngủ, đau đầu...
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Sơn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Phạm Tuấn Khoa

  • 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. HCM
  • Tai - Mũi - Họng