Mục lục:

Sỏi thận là bệnh gì? Vì sao dễ tái phát?

Đôi khi, từ thói quen trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày tưởng đơn giản thì lại chính là một trong những nguyên nhân gây nên sỏi thận. Để phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả và tránh để sỏi thận tái phát cần loại bỏ sớm các thói quen không tốt này.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận có kích thước nhỏ hoặc lớn đến vài centimet. Nếu Sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu và người bệnh không cần lo lắng. Nhưng trong trường hợp viên sỏi lớn, có thể lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Hoặc với kích thước lớn, chúng di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu.

Bệnh sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu. Đồng thời làm giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận. Đây là biến chứng nguy hiểm sau khi bị sỏi thận mà người bệnh không được coi thường.

Sỏi thận là bệnh gì? Vì sao dễ tái phát? - ảnh 1
Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi

2. Vì sao sỏi thận dễ tái phát

  • Từ thói quen ăn uống hàng ngày

Thói quen trong chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cơ thể bạn. Cung cấp quá ít canxi sẽ khiến cơ thể hấp thu nhiều oxalat hơn ở ruột và dẫn đến tăng lượng oxalat ở niệu quản hình thành sỏi. Khi cơ thể thu nạp nhiều loại thực phẩm chứa oxalat điển hình như trà, soda, đạm động vật, hay củ dền, xà lách,...cũng là một trong các tác nhân gây nên sỏi thận. Đạm động vật là những protein chứa nhiều nhân purin. Những chất này sau quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra chất thải là ure, thải qua nước tiểu, khi bị lắng đọng tại thận sẽ hình thành sỏi. Loại đạm này có nhiều trong tôm cua, thịt có màu đỏ.

Ngoài ra, đa phần các ca sỏi thận được hình thành vì cơ thể đang không được hấp thụ đủ nước: uống ít nước trong ngày, luyện tập quá sức các môn thể thao... hay dư thừa khoáng chất tinh thể từ nước tiểu. Các khoáng chất có thể kể đến như: Oxalat, canxi, natri, axit uric, cystine, phốt pho... Chúng kết hợp thành khối rắn được gọi là sỏi tiết niệu.

  • Không uống đủ nước

Uống không đủ nước khiến các chất cặn bã lắng đọng tại thận, nguy cơ hình thành sỏi tái phát. Với người bình thường, lượng nước cần uống mỗi ngày là 2 lít. Với những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, lượng nước này phải tăng lên, từ 2,5 đến 3,5 lít mỗi ngày.

Hơn nữa, nhiều người thường nhịn ăn sáng mà không hiểu rằng khi đó mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.

  • Từ thói quen sinh hoạt hàng ngày

Hoạt động luyện tập thể thao, thể chất kém cũng dễ dẫn đến việc tạo sỏi trong thận. Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao có thể khiến giảm hơn 30% nguy cơ tạo sỏi trong thận. Những người đã từng mắc sỏi thận, lại lười hoạt động thể chất thì nguy cơ tái phát bệnh cao gấp đôi so với bình thường.

  • Hấp thu và đào thải kém

Dạ dày có khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn bởi các dịch vị ở thành dạ dày tiết ra. Sau khi miệng có chức năng là giúp nghiền nát thức ăn, thì dạ dày có nhiệm vụ làm mền các thức ăn đó và đưa xuống ruột non, ruột non sẽ cùng với các dịch vị tiêu hóa thêm một lượng thức ăn để chuyển thành các chất Dinh dưỡng để hấp thu và thẩm thấu qua thành ruột non đi vào máu để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

  • Hấp thu kém

Nếu trong trường hợp cơ thể hấp thụ kém các dưỡng chất dư thừa trong đó có canxi, photpho, magie,... và một số loại muối khoáng khác sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu hoặc đường đại tiện.

  • Đào thải kém

Những cơ quan đào thải bao gồm thận qua đường tiểu, đại tiện qua đường hậu môn và các tuyến mồ hôi qua lỗ chân lông. Một trong những cơ quan này nếu hoạt động không bình thường sẽ gây ra việc tích tụ các chất cặn bã tạo thành sỏi.

  • Bổ sung canxi không theo chỉ định

Theo chuyên gia y tế, việc dùng thuốc bổ sung canxi có thể làm tái phát, cũng như khiến bệnh sỏi thận trở nên trầm trọng hơn. Người bị sỏi thận không nên Lạm dụng thuốc bổ sung canxi mà hãy dùng các thực phẩm tự nhiên an toàn với sức khỏe. Cần có chế độ ăn vừa phải canxi. Vì khi ăn nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ gây ra sỏi canxi oxalat tại thận. Còn nếu chế độ ăn quá nghèo canxi lại dẫn đến cơ thể hấp thu oxalat từ ruột nhiều hơn và là nguyên nhân hình thành sỏi.

  • Cấu tạo niệu quản

Đường tiết niệu tắc nghẽn là một yếu tố rất thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm niệu quản, dẫn đến tình trạng phù nề và lở loét ở niêm mạc của đài bể thận, dễ dẫn tới xơ hoá chức năng thận, khiến ống thận và mạch máu bị chèn ép. Sau khi bị viêm, xác của bạch cầu cùng xác của vi khuẩn lẫn các biểu mô tế bào tại đài bể thận sẽ gắn kết lại tạo nhân sỏi tại thận.

Vì vậy, khi bạn gặp bất cứ vấn đề gì với đường niệu quản, khó khăn trong việc thông tiểu thì nên nhớ rằng, thời điểm này nguy cơ cao bạn dễ mắc sỏi thận.

  • Bệnh lý nền

Theo chuyên gia y tế, các khối u tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết chuyển hóa lượng canxi trong cơ thể. Khi ở tuyến giáp có xuất hiện những khối u ác, chúng có thể gây ảnh hưởng tới các hổmn thuộc tuyến cận giáp, và dẫn đến tình trạng lắng đọng lượng canxi tại vùng thận, nguy cơ sỏi thận sẽ tăng cao.

Sỏi thận là bệnh gì? Vì sao dễ tái phát? - ảnh 2
Uống không đủ nước khiến các chất cặn bã lắng đọng tại thận, nguy cơ hình thành sỏi tái phát

3. Biện pháp ngăn ngừa sỏi tái phát

Thực tế rằng, số lượng người bệnh sau điều trị sỏi thận có đến 20% nguy cơ bị tái phát lại sau đó. Nguyên nhân chính việc dễ tái phát sỏi thận nằm ở chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cẩn thận để tránh tái phát về sau:

3.1. Tăng cường bổ sung nước

Uống nhiều nước và không nhịn tiểu: Mỗi ngày uống từ 2,5 đến 3 lít nước, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tốt nhất là nên rèn luyện đồng hồ sinh học thích hợp để tránh phải nhịn tiểu. Có thể bổ sung nước bột sắn dây, nước đỗ đen, hay nước trái cây loại mát, có thể giúp đào thải canxi. Bổ sung nước liên tục khiến bạn thường xuyên đi tiểu hơn, tránh sỏi thận tái phát, còn giúp đào thải sỏi nhỏ nếu có ra ngoài.

Lượng nước nên bổ sung phụ thuộc cân nặng, hệ bài tiết mồ hôi của mỗi người. Hàng này, bạn nên uống 2 đến 2,5 lít nước nhằm đảm bảo đủ nước cơ thể cần. Ngoài ra, có thể dựa trên số lần bạn đi tiểu cùng màu sắc của nước tiểu trong ngày để đánh giá nhu cầu nước của cơ thể. Nếu ngày bạn đi tiểu 4 đến 6 lần, kèm theo nước tiểu màu trắng sáng màu và trong, thì tức là bạn đã bổ sung đủ nước cơ thể cần.

3.2. Cải thiện chế độ ăn

  • Bổ sung thực phẩm giúp lợi niệu và dễ tiêu hoá
  • Chế độ ăn và uống lợi niệu sẽ có tác dụng bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu, các thành phần hữu hình trên thận niệu quản theo ống thông xuống bàng quang, tiểu ra ngoài. Các thực phẩm giúp lợi tiểu: Rau cần tây, nước cam hoặc chanh, rau cải, củ cải đường, nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô, nước đậu đen (không đường hoặc ít đường)...
  • Chế độ ăn dễ tiêu hoá giúp bệnh nhân nhanh hấp thu để hồi phục sức khỏe, liền các tổn thương niêm mạc - thành niệu quản. Đương nhiên chế độ ăn tránh táo bón, giúp bệnh nhân đi ngoài tránh phải rặn. Qua đó giảm áp lực ổ bụng khi đi ngoài sẽ tránh tác động vào niệu quản, vào bàng quang chạm vào ống thông nên hạn chế đau và đái máu. Các thực phẩm giúp dễ tiêu hóa: rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, rau đay, rau nhiếp cá, đậu phụ, chuối, súp lơ,...
  • Giảm thiểu oxalat và canxi

Các thực phẩm nên hạn chế: Tôm, cua, đồ hải sản. Đồ uống nên hạn chế: nước chè đặc, cà phê. Rau và ngũ cốc nên hạn chế: rau muống, bột cám.

  • Hạn chế muối tinh

Trong việc chế biến các món ăn có quá nhiều lượng natri dễ khiến tạo sỏi thận. Nồng độ muối natri cao gây cản trở việc hấp thu canxi trong nước tiểu, dễ tạo sỏi thận. Natri có thể khiến gia tăng nồng độ của Axit amin cystine, dẫn đến sỏi cystin.

  • Giảm thiểu đường

Các loại thực phẩm cũng như đồ uống có lượng đường organic cao, dễ tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh sỏi thận. Bạn nạp quá nhiều đường, thì mức độ canxi được tìm thấy cũng tăng lên, lượng nước tiểu bị giảm xuống, môi trường thuận lợi để hình thành sỏi trong thận.

  • Hạn chế đạm động vật, protein

Nên hạn chế việc tiêu thụ lượng protein từ động vật như lợn, bò, gà hay trứng. Nguồn thực phẩm giàu protein này, khi dung nạp nhiều vào cơ thể dễ dẫn đến sỏi thận dạng axit uric. Hạn chế các món chế biến từ óc của động vật, cùng những thực phẩm chứa nhiều purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò...

Protein có thể khiến lượng canxi đo được tăng lên và lượng citrat bị giảm đi, Axit citric sẽ hoạt động giống chất xúc tác ức chế việc tạo sỏi.

  • Điều tiết nhóm thực phẩm giàu canxi

Canxi dư thừa gây tình trạng đọng các chất của hệ tiêu hoá và góp phần tạo nên sỏi thận. Thực phẩm giàu canxi như sữa, phomai... Mỗi ngày nên uống không quá 3 cốc sữa tươi hay tiếp nạp một lượng canxi khoảng 800 đến 1300 mg tương đương từ bơ, phomai.... Bạn không nên cắt giảm hoàn toàn nhóm thực phẩm này vì như vậy sẽ khiến mất cân bằng dinh dưỡng trong việc bổ sung canxi, cơ thể chúng ta sẽ hấp thu nhiều hơn oxalat từ ruột, sẽ tạo nên sỏi thận.

Nếu bạn đã từng bị sỏi thận tái phát nhiều lần, các Xét nghiệm sẽ cho kết quả đa canxi vùng niệu quản, bạ cần kiêng tiếp nạp canxi, chỉ nên tiếp nạp một lượng canxi khoảng 400mg mỗi ngày, tương đương với 1,5 cốc sữa tươi.

  • Tăng cường đồ uống chứa vitamin C

Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: Những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

  • Bổ sung rau xanh, trái cây phù hợp

Nên bổ sung nhiều rau xanh, tươi có lợi hệ tiêu hóa nhanh, giảm tải hấp thu chất tạo sỏi thận. Người đã từng bị sỏi thận có thể ngừa sỏi tái phát với một vài món ăn tốt như đu đủ xanh hấp cách thuỷ, dứa nướng hay chuối hột sao lên rồi sắc nước... đây đều là những bài thuốc dân gian hữu ích cho người đã từng sỏi thận tái phát nhiều lần.

3.3. Can thiệp y học

  • Bổ sung thuốc kiểm soát tỷ lệ khoáng chất nước tiểu

Nên nghe theo chỉ định bác sĩ để bổ sung một số thuốc kiểm soát tỷ lệ khoáng chất của nước tiểu. Chế độ ăn, uống có chất kháng khuẩn sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh. Sau khi hết thuốc kháng sinh uống, các thuốc kháng sinh “thực vật” này rất hữu ích để chống lại nhiễm khuẩn ngược dòng do còn ống thông niệu quản. Các thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên: hành, hẹ, tỏi, gừng, mật ong, nghệ, cải bắp...

  • Định kỳ khám sức khỏe 3 đến 6 tháng/lần

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp sớm phát hiện các vấn đề cơ thể gặp phải và sớm phát hiện ra sỏi thận nếu có, kịp thời điều trị ngay từ khi chớm bệnh. Ban đầu, chỉ cần điều tiết chế độ ăn uống, tập luyện thể chất để các hạt sạn và sỏi nhỏ tự đào thải ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết mà không cần đến các phương pháp can thiệp phẫu thuật đau đớn.

  • Điều trị và phòng ngừa sỏi thận bằng thảo Dược và rau gia vị

Kim tiền thảo hay bông mã đề...là những loại thảo dược quý, rất tốt cho bệnh sỏi thận, giúp bào mòn kích thước sỏi. Bên cạnh đó, rau Ngò hay mùi tàu... cũng là những loại rau gia vị tốt cho những người đã từng hoặc đang bị sỏi thận.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung