1. Sự nguy hiểm của bệnh sởi
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao bùng phát thành dịch. Cho đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sởi do vi rút sởi gây ra, có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp do ho, hắt hơi khi tiếp xúc với người bệnh hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh. Bệnh rất dễ lây, một người bị nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khác. Thời gian lây nhiễm có thể xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh 7 đến 21 ngày, bệnh nhân sẽ khởi phát bệnh với các triệu chứng Sốt cao, viêm đường hô hấp trên. Trong giai đoạn toàn phát của bệnh, người bệnh phát các ban sẩn, không có nước, mịn như nhung. Ban sẽ mọc theo thứ tự ở đầu, xuống cổ, thân, mình rồi đến tay chân. Khi ban biến mất cũng theo thứ tự như trên.
Đối với bệnh sởi, nguy hiểm nhất là các biến chứng, do sau khi mắc sởi, sức đề kháng của bệnh nhân giảm. Các biến chứng thường gặp là:
- Biến chứng ở đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản
- Biến chứng tai-mũi-họng: thường gặp là viêm tai giữa, viêm mũi họng bội nhiễm, biến chứng viêm tai xương chũm.
- Biến chứng vùng khoang miệng: viêm niêm mạc miệng, bội nhiễm vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, tổn thương lan sâu vào xương hàm gây Hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối
- Biến chứng trên hệ thần kinh: có thể gặp như viêm não - màng Não - tủy cấp , viêm Não chất trắng bán cấp xơ hóa, viêm tủy biểu hiện liệt hai chi dưới, rối loạn cơ vòng,... Đây là các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sởi, nguy cơ tử vong cao, di chứng rất nặng nề.
2. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi?
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:
- Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine.
- Trẻ đã tiêm vaccine nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vaccine trước đây. Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm vaccine sởi. Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
3. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?
Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.
Có phải bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?
Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm vaccine trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.
Khi có các biểu hiện nghi sởi. Tôi nên làm gì?
Ngay lập tức đi đến cơ sở y tế để được khám, và khai các triệu chứng anh/chị nghỉ mình bị bệnh. Bác sĩ sẽ:
- Xác định xem anh/chị có miễn dịch với bệnh sởi hay không dựa trên hồ sơ tiêm chủng hoặc bệnh sử trước đây đã mắc sởi, xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần).
- Khám để xác định anh/chị có bệnh sởi không?, tư vấn, có những lời khuyên theo dõi diễn tiến nặng của bệnh, chế độ nghỉ ngơi, cách ly (nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến nơi đông người…) tránh lây lan cộng đồng
Nếu nghi ngờ đã lây nhiễm virus gây bệnh sởi nhưng chưa miễn dịch, vẫn có thể tiêm phòng không?
Có thể, nhưng cần phải tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus thì mới có hiệu quả.
Tôi vẫn có thể bị sởi nếu tôi được tiêm phòng đầy đủ phải không?
Rất ít người mắc sởi sau khi tiêm vắc xin đầy đủ vì hiệu quả tiêm ngừa vắc xin đạt 97%, nghĩa là vẫn còn 3% người thực hiện tiêm hai liều vắc-xin sởi vẫn sẽ bị sởi nếu tiếp xúc với vi-rút. Nguyên nhân có thể do miễn dịch của anh/chị không đáp ứng sau khi tiêm vắc-xin. Nhưng nếu được tiêm phòng đầy đủ, nếu có bị sởi sẽ mắc bệnh nhẹ hơn. Và khi được tiêm phòng đầy đủ cũng ít có khả năng truyền bệnh cho người khác.
Tiêm ngừa Vắc xin sởi có hiệu quả như thế nào?
Vắc xin sởi rất hiệu quả. Một liều vắc-xin sởi có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi nếu tiếp xúc với vi-rút. Hai liều có hiệu quả khoảng 97%.
4. Tại sao phải tiêm hai liều vaccine sởi?
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vaccine sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vaccine... Việc tiêm mũi vaccine sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vaccine sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
5. Những đối tượng nào cần tiêm mũi vaccine sởi thứ hai?
Tất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất vaccine sởi, chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc sởi. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm vaccine. Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai vaccine sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai
6. Miễn dịch sau tiêm vaccine sởi có bền vững suốt đời?
Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vaccine hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.
Có thể tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?
Chỉ tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết. Tất cả trường hợp tiêm vaccine sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vaccine khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi vaccine. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vaccine sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.
Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vaccine sởi?
Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
7. Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine sởi?
Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vaccine sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của vaccine (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng không phải là chống chỉ định. Không nên tiêm vaccine sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các vaccine sống khác, cần tránh có thai ít nhất một tháng sau tiêm. Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm. Có thể tiêm vaccine sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.
8. Tiêm vaccine sởi có thể bị nhiễm virus sởi không?
Có, bởi vì vaccine chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm vaccine bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly. 18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vaccine sởi? Vaccine sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vaccine khác: Sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì. Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.
9. Lịch tiêm phòng - tiêm chủng Vacxin sởi
Trẻ em:
- 9 tháng: Sởi đơn (TCMR)
- 12 – 15 tháng: Sởi – Quai bị - Rubella (liều 1)
- 4-6 tuổi: Sởi – Quai bị - Rubella (liều 2)
Người lớn: Sởi – quai bị - Rubella (01 liều duy nhất)
10. Biện pháp phòng tránh sởi:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh: biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất
- Hạn chế tiếp xúc người bệnh, nếu tiếp xúc phải mang khẩu trang
- Vệ sinh cá nhân
- Cách ly người bệnh: người lớn nghỉ làm trong khoảng thời gian 7-10 ngày
11. Đăng ký gói dịch vụ tiêm chủng ở bệnh viện đa khoa An Việt
Đây là những gói Vắc-xin được xây dựng trọn gói. Khi phụ huynh đăng ký những gói dịch vụ này, trẻ được:
- Khám sàng lọc trước khi tiêm.
- Trong quá trình tiêm, có sự giám sát của bác sỹ đề phòng những trường hợp trẻ bị tai biến, phản ứng thuốc.
- Sau tiêm, trẻ được đội ngũ hỗ trợ bệnh nhân của Bệnh viện An Việt chăm sóc, theo dõi tại nhà.
- Ưu tiên tiêm các Vắc-xin dịch vụ cơ bản có trong danh mục theo lịch tiêm của trẻ.
- Tiêm phòng những căn bệnh nguy hiểm sau này cho trẻ: lao, viêm gan B, tiêu chảy do Rota virus, bạch hầu, Ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm phổi, mũi họng do HIB, cúm mùa, Viêm màng não do mô cầu BC, sởi-Quai bị-Rubela (3.1), thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm gan A…
- Trường hợp xảy ra hiện tượng khan hiếm Vắc-xin, Bệnh viện An Việt sẽ cố gắng cung cấp đủ liều Vắc-xin tổng hợp Pentaxim; các Vắc-xin còn lại trong danh mục có thể sẽ được thay thế bằng các Vắc-xin khác an toàn và hiệu quả tương đương.
- Phụ huynh hãy nhanh tay ĐĂNG KÝ để trẻ được tiêm phòng đầy đủ, ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.
- Bố mẹ chỉ cần đặt lịch bằng cách gọi tới Hotline: 086 555 4486 - 038 893 2736 - 1900 28 38
Đến với Bệnh viện Đa khoa An Việt, cơ hội quý báu cho trẻ được đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm thăm khám và tiêm Vắc-xin trực tiếp cùng trang thiết hiện đại.
Danh sách gói dịch vụ tiêm chủng ở bệnh viện đa khoa An Việt:
Dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi - Gói 1
Dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi - Gói 2
Dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi - Gói 3
Dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi - Gói 4
Dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi - Gói 5
Dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi - Gói 6
Dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi - Gói 7
Dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi - Gói 8