Gan nhiễm mỡ nhẹ nên ăn gì? không nên ăn gì?

Bệnh gan nhiễm mỡ ảnh hưởng đến gần một phần ba người Mỹ trưởng thành và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy gan. Điều đáng mừng là chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ thông qua việc thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy gan nhiễm mỡ nhẹ nên ăn gì? không nên ăn gì?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô Tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan, chiếm trên 5% trọng lượng của gan. Có hai loại bệnh gan nhiễm mỡ chính - bệnh Gan nhiễm mỡ do rượu và Gan nhiễm mỡ không do rượu. Bệnh Gan nhiễm mỡ không do rượu thường được chẩn đoán ở những người béo phì, ít vận động.

Tùy thuộc vào hàm lượng mỡ trong gan, gan nhiễm mỡ thành ba loại:

  • Gan nhiễm mỡ nhẹ: Mỡ chiếm từ 5-10% trọng lượng gan;
  • Gan nhiễm mỡ vừa: Mỡ chiếm 10-25% trọng lượng gan;
  • Gan nhiễm mỡ nặng: Mỡ chiếm >= 30% trọng lượng gan.

2. Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ thường gặp nhất là do rượu. Bên cạnh đó, vẫn có những bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ mà không thuộc nhóm sử dụng nhiều rượu:

  • Béo phì;
  • Mỡ máu cao;
  • Tiểu đường;
  • Gene di truyền;
  • Sút cân quá nhanh;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như Aspirin, Steroids, Tamoxifen hay Tetracycline.

3. Gan nhiễm mỡ nhẹ nên ăn gì?

Một trong những cách chính để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ nhẹ là chế độ ăn uống. Như tên gọi của bệnh, gan nhiễm mỡ có nghĩa là bạn có quá nhiều chất béo trong gan. Trong cơ thể, gan giúp loại bỏ độc tố và sản xuất mật, protein tiêu hóa. Bệnh gan nhiễm mỡ làm tổn thương gan và ngăn không cho nó hoạt động tốt như bình thường.

Chế độ ăn cho bệnh gan nhiễm mỡ nhẹ bao gồm: nhiều trái cây và rau quả, cây có nhiều chất xơ như cây họ đậu và ngũ cốc, rất ít đường, muối, chất béo chuyển hóa, carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa, không cồn. Một chế độ ăn ít chất béo, giảm calo có thể giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ nhẹ nên ăn gì? không nên ăn gì? - ảnh 1
Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách chính để điều trị gan nhiễm mỡ nhẹ

Dưới đây là một vài loại thực phẩm cần có trong chế độ ăn uống lành mạnh cho gan của bạn:

  • Cà phê giúp hạ men gan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống Cà phê bị bệnh gan nhiễm mỡ có ít tổn thương gan hơn những người không uống nước giải khát chứa Caffeine này. Caffeine dường như làm giảm lượng men gan bất thường của những người có nguy cơ mắc các bệnh về gan.
  • Rau xanh giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo: Bông cải xanh được chỉ ra có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong gan ở chuột. Ăn nhiều rau xanh, như rau bina, cải Brussels và cải xoăn, cũng có thể giúp giảm cân nói chung.
  • Đậu phụ: Một nghiên cứu của Đại học Illinois trên chuột cho thấy protein đậu nành, có trong thực phẩm như đậu phụ, có thể làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan. Thêm vào đó, đậu phụ ít chất béo và protein cao.
  • Cá: Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá hồi có nhiều axit béo omega-3. Axit béo omega-3 có thể giúp cải thiện mức độ mỡ trong gan và giảm viêm.
  • Bột yến mạch: Carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Hàm lượng chất xơ của chúng giúp bạn cảm thấy no, có thể giúp bạn duy trì cân nặng.
  • Quả óc chó: Những loại hạt này có nhiều axit béo omega-3. Nghiên cứu cho rằng những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ăn quả óc chó đã cải thiện các Xét nghiệm chức năng gan.
  • Bơ có nhiều chất béo lành mạnh, và nghiên cứu cho thấy chúng có chứa các chất có thể làm chậm tổn thương gan. Chúng cũng rất giàu chất xơ giúp kiểm soát cân nặng.
  • Sữa ít béo giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương
  • Hạt hướng dương: Những hạt này có nhiều vitamin E, một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ gan khỏi bị tổn thương thêm.
  • Dầu oliu giúp kiểm soát cân nặng: loại dầu lành mạnh này có chứa hàm lượng cao axit béo omega 3, tốt để nấu ăn hơn so với bơ thực vật, các loại dầu mỡ khác.
Gan nhiễm mỡ nhẹ nên ăn gì? không nên ăn gì? - ảnh 2
Dầu oliu dùng để chế biến nấu ăn tốt hơn so với các loại dầu mỡ khác
  • Tỏi: Loại thảo Dược này không chỉ thêm hương vị cho thực phẩm, mà các nghiên cứu thử nghiệm cũng cho thấy bổ sung Tỏi còn giúp giảm lượng chất béo ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Trà xanh: Nhiều tài liệu cho rằng trà xanh có thể giúp can thiệp vào việc hấp thụ chất béo, nhưng kết quả vẫn chưa thể kết luận. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu liệu trà xanh có thể làm giảm lưu trữ chất béo trong gan và cải thiện chức năng gan. Nhưng Trà xanh cũng có nhiều lợi ích, từ giảm cholesterol cho đến hỗ trợ giấc ngủ.

4. Gan nhiễm mỡ nhẹ không nên ăn gì?

Kiêng thực phẩm chứa chất béo: Những thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ, vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu việc tiêu thụ những loại thực phẩm này. Hơn nữa, ăn nhiều chất béo sẽ gây tăng cân, rối loạn mỡ máu, suy giảm trí nhớ...

Đặc biệt, người bị gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mỡ động vật (lợn, bò, gà, vịt…), trừ mỡ cá, mà thay thế bằng dầu thực vật. Khi dung nạp quá nhiều mỡ động vật vào cơ thể sẽ là gánh nặng cho gan, gan không thể bài tiết mỡ, khiến mỡ tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Cụ thể, nên hạn chế sử dụng các thực phẩm: thịt heo, thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp…

Người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu việc tiêu thụ những chứa chất béo

  • Thực phẩm nhiều tinh bột: Tinh bột bao gồm, cơm, bún, phở, bánh mì… Cơ thể dung nạp quá nhiều chất bột đường làm tăng vận chuyển carbohydrat đến gan, sau đó hiện tượng đường phân ở gan sẽ làm gia tăng acid béo gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì thế, với người đã bị gan nhiễm mỡ, trong chế độ ăn cần kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào, nên ưu tiên các loại các loại tinh bột có nhiều chất xơ và có GI (chỉ số đường) thấp khác như gạo lứt, ngô, khoai.

Theo tiêu chuẩn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tiêu chuẩn tinh bột của một người bình thường là 12-15 đơn vị (1 đơn vị tương đương với 1 bát cơm vơi (55g), 1 lát bánh mì (27g), khoai tây (95g), khoai lang (84g). Với người gan nhiễm mỡ nên dùng dưới tiêu chuẩn này (tùy thuộc vào cân nặng và hoạt động của người đó để giảm bớt cho phù hợp).

  • Thực phẩm cay nóng: Các thức ăn quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê, trà đặc.... Những gia vị thông thường hằng ngày này cũng được xếp vào danh sách kiêng cữ đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng vì những gia vị này cay và nóng sẽ làm gan chúng ta “không khỏe”. Chúng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Hạn chế rượu bia: Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn với các loại thực phẩm trên, việc uống rượu bia, cho dù đó là ở mức độ vừa phải hay vượt quá giới hạn, đều sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Chất cồn trong bia rượu sẽ khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Điều này lý giải vì sao kiêng bia rượu luôn là khuyến cáo hàng đầu của chuyên gia trong chế độ ăn của người gan nhiễm mỡ.

Để sớm phát hiện ra bệnh gan nhiễm mỡ, bạn nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên. 

Nguồn tham khảo: healthline.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Hà Văn Quyết

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Đào Văn Long

  • 9 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 150.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành

  • 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội 100000, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Long

  • 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam

  • Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 đường Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*