Những điều cần biết về gan nhiễm mỡ

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, đồ uống và lọc máu để loại các chất có hại cho cơ thể. Nếu có quá nhiều chất béo trong gan có thể gây viêm gan, tổn thương gan và tạo sẹo. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, vết sẹo này có thể dẫn đến suy gan. Gan nhiễm mỡ gồm có hai loại: gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Bệnh Gan nhiễm mỡ không do rượu (tên tiếng Anh là Nonalcoholic Fatty Liver Disease) gồm có hai loại khác nhau:

  • Gan nhiễm mỡ đơn thuần (Simple fatty liver): Xảy ra khi chất béo có trong gan nhưng người bệnh không bị viêm gan hoặc tổn thương tế bào gan. Bệnh này thường không nghiêm trọng và không gây hại cho gan. Hầu hết những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu đều thuộc bệnh gan nhiễm mỡ đơn thuần.
  • Bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic steatohepatitis): Bệnh này nghiêm trọng hơn nhiều so với gan nhiễm mỡ đơn thuần khi lúc này người bệnh đã viêm gan. Tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan xảy ra với viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như tình trạng xơ hóa và xơ gan, dẫn đến Sẹo trong gan và ung thư gan. Khoảng 20% những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.

2. Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu Những điều cần biết về gan nhiễm mỡ - ảnh 1

Gan nhiễm mỡ gồm có hai loại: gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu (tên tiếng Anh là Alcohol-Related Fatty Liver Disease) có thể phòng ngừa được khi người bệnh ngừng uống rượu. Nếu bạn tiếp tục uống, bệnh này gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như:

  • Gan to. Bệnh này khiến người bệnh có thể bị đau hoặc khó chịu ở phía trên bên phải của bụng.
  • Viêm Gan do rượu dẫn tới sưng gan, có thể sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng và vàng da vàng mắt.
  • Gan do rượu do sự tích tụ của mô sẹo trong gan dẫn đến tích Tụ dịch trong bụng hay còn gọi là xơ gan cổ trướng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dễ chảy máu trong, lú lẫn, thay đổi trong hành vi, lách to và cuối cùng là suy gan, có thể dẫn đến tử vong.

Đầu tiên, bệnh sẽ diễn biến từ bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, sau đó nếu vẫn tiếp tục uống rượu thì sẽ chuyển sang viêm gan do rượu. Và theo thời gian, có thể chuyển sang bệnh xơ gan do rượu.

3. Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ

Với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh gan nhiễm mỡ do rượu thường không có triệu chứng, tuy nhiên một số người có thể có các dấu hiệu như mệt mỏi hoặc đau ở phía trên bên phải của bụng (nơi vị trí của gan).

Nếu mắc bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc bị xơ gan, người bệnh có thể có các triệu chứng như:

  • Sưng bụng
  • Nhiều mạch máu nổi dưới da bụng
  • Ngực lớn hơn bình thường ở nam giới
  • Lòng bàn tay đỏ
  • Vàng da và vàng mắt

4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gan nhiễm mỡ

Những điều cần biết về gan nhiễm mỡ - ảnh 2

Những người thừa cân, Béo phì có nguy có mắc gan nhiễm mỡ cao hơn bình thường

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ do rượu thì nguyên nhân đó là do người bệnh sử dụng quá nhiều rượu. Nguy cơ mắc bệnh này tăng lên khi người bệnh có uống nhiều rượu bia và kết hợp với các yếu tố sau:

  • Thừa cân và béo phì
  • Bị suy dinh dưỡng
  • Có viêm gan siêu vi mãn tính, đặc biệt là viêm gan C
  • Có các gen khiến người bệnh dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ
  • Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh

Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ đơn thuần và bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu như:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường (được gọi là kháng insulin) hoặc tiểu đường type II
  • Có hàm lượng triglycerides hoặc cholesterol xấu (LDL) ở mức cao, hoặc mức cholesterol tốt ở mức thấp (HDL)
  • Có hội chứng buồng trứng đa nang
  • Càng lớn tuổi
  • Bị ngưng thở khi ngủ
  • Tuyến giáp hoạt động kém hay còn gọi là suy giáp
  • Tuyến yên hoạt động kém hay còn gọi là suy tuyến yên
  • Suy dinh dưỡng
  • Giảm cân quá nhanh trong một thời gian ngắn
  • Tiếp xúc với một số độc tố và hóa chất

Hội chứng chuyển hóa (tên tiếng Anh là metabolic syndrome) là sự tập hợp của các triệu chứng khiến người bệnh dễ mắc bệnh tiểu đường type II và bệnh tim. Hội chứng này sẽ được chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất ba trong số các triệu chứng sau:

  • Vòng bụng to hơn bình thường
  • Hàm lượng Triglyceride hoặc cholesterol LDL cao
  • Hàm lượng cholesterol HDL thấp
  • Huyết áp cao
  • Đường trong máu cao

5. Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện nay chưa có thuốc điều trị được phê duyệt cho bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và các thuốc này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Thông thường phương pháp điều trị đầu tiên là giảm cân nhằm giúp giảm chất béo, viêm và sẹo trong gan. Người bệnh chỉ cần giảm từ 3% đến 5% trọng lượng cơ thể thì đã có thể cắt giảm rất nhiều lượng chất béo có trong gan.

Phẫu thuật giảm cân cũng là một lựa chọn nếu người bệnh quá béo và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm cân nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải bỏ rượu, đây là cách duy nhất giúp cho gan tránh tiếp tục bị tổn thương.

Nếu người bệnh đã mắc các biến chứng do bệnh gan nhiễm mỡ do rượu như như xơ gan hoặc suy gan, thì người bệnh có thể được chỉ định cần phải ghép gan.

Tự chăm sóc bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách tập thể dục nhiều hơn. Cố gắng hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, bạn có thể thấy rằng nó giúp tập thể dục nhiều hơn. Nhưng nếu bạn không tập thể dục thường xuyên, hãy đến bác sĩ trước và bắt đầu từ từ.

6. Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ Những điều cần biết về gan nhiễm mỡ - ảnh 3

Uống rượu có chừng mực để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, bạn cần:

  • Uống bia rượu có chừng mực: Một cốc/ngày cho phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi và tối đa 2 cốc/ngày cho nam giới dưới 65 tuổi.
  • Bảo vệ cơ thể tránh mắc bệnh viêm gan C.
  • Cần thận trọng khi uống bia rượu cùng với thuốc đang điều trị bệnh, đặc biệt không được uống bia rượu khi đang dùng thuốc acetaminophen, do làm tăng nguy cơ có thể gây tổn thương gan.

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu:

  • Nên lựa chọn chế độ ăn dựa trên thực vật (plant-based) với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và chất béo lành mạnh.
  • Giữ trọng lượng hợp lý và giảm cân nếu cần. Cân nặng cần được duy trì bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
  • Nên tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Hà Văn Quyết

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Đào Văn Long

  • 9 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 150.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành

  • 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội 100000, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Long

  • 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam

  • Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 đường Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*