Telfast BD 60mg Sanofi là sản phẩm được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay. Thuốc được đóng gói dưới dạng vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên, mang lại sự tiện lợi cho người dùng.
Với thành phần hoạt chất và công thức cải tiến, Telfast BD 60mg giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, cùng các biểu hiện ngứa, nổi mẩn do mày đay.
Thuốc phù hợp sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị.
Thành phần của Thuốc Telfast BD 60mg
Thành phần cho 1 viên
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
Fexofenadine | 60mg |
Công dụng của Thuốc Telfast BD 60mg
Chỉ định
Thuốc Telfast được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Ðiều trị viêm mũi dị ứng: Telfast BD 60mg được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Ðiều trị mày đay vô căn mạn tính: Telfast BD 60mg được chỉ định để điều trị các biểu hiện ngoài da không biến chứng của mày đay vô căn mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Thuốc làm giảm ngứa và số lượng dát mày đay một cách đáng kể.
Dược lực học
Fexofenadin là thuốc kháng histamin thế hệ hai, có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể histamin H1 ngoại biên. Fexofenadin là chất chuyển hóa có hoạt tính của terfenadin nhưng không còn độc tính đối với tim do không ức chế kênh kali liên quan đến sự tái cực tế bào cơ tim. Fexofenadin không có tác dụng đáng kể kháng cholinergic hoặc dopaminergic và không có tác dụng ức chế thụ thể alpha -1 hoặc beta adrenergic. Ở liều điều trị, fexofenadin không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài.
Dược động học
Hấp thu: Fexofenadin được hấp thu tốt khi dùng đường uống và bắt đầu phát huy tác dụng sau khi uống 60 phút. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2 - 3 giờ. Việc sử dụng đồng thời fexofenadin với chế độ ăn nhiều chất béo làm giảm AUC và Cmax của fexofenadin lần lượt là 21% và 20%.
Phân bố: Khoảng 60 -70% fexofenadin gắn kết với protein huyết tương, chủ yếu với albumin và alpha-1 acid glycoprotein. Không rõ thuốc có qua nhau thai hoặc bài tiết vào sữa mẹ hay không. Fexofenadin không qua hàng rào máu não.
Chuyển hóa: Fexofenadin rất ít bị chuyển hóa (khoảng 5%, chủ yếu ở niêm mạc ruột. Chỉ khoảng 0,5 - 1,5% liều dùng được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450 thành chất không có hoạt tính).
Thải trừ: Thời gian bán thải trung bình của fexofenadin khoảng 14,4 giờ, kéo dài hơn (31 - 72%) ở người suy thận. Thuốc được thải trừ dưới dạng không đổi chủ yếu qua phân khoảng 80%, và 11 % qua nước tiểu.
Cách dùng Thuốc Telfast BD 60mg
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống với nước và trước bữa ăn. Không uống thuốc với nước hoa quả (như cam, bưởi, táo).
Liều dùng
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
Liều khuyên dùng cùa Telfast BD 60mg là 1 viên x 2 lần mỗi ngày.
Người suy thận:
Liều khởi đầu được khuyên dùng là 1 viên fexofenadin 60mg mỗi ngày.
Người suy gan:
Không cần điều chỉnh liều.
Người cao tuổi:
Không cần điều chỉnh liều, ngoại trừ có suy giảm chức năng thận.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các báo cáo về quá liều của fexofenadin ít gặp và thông tin về độc tính cấp còn hạn chế. Tuy nhiên, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng đã được báo cáo.
Xử trí: Sử dụng các biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa. Điêu trị triệu chứng và nâng đỡ tổng trạng. Lọc máu làm giảm nồng độ thuốc trong máu không đáng kể (1,7%). Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Telfast BD 60mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Thần kinh: Buồn ngủ (1,3 - 2,2%), mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt.
Tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu.
Khác: Dễ bị nhiễm siêu vi (cảm, cúm), đau bụng kinh, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh: Sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng.
Tiêu hóa: Khô miệng, đau bụng.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
Da: Ban da, mày đay, ngứa.
Phản ứng quá mẫn: Phù mặt/môi/lưỡi/họng, tức ngực, khó thở, đỏ bừng mặt.
Không rõ tần suất
Tim mạch: Tăng nhịp tim, hồi hộp.
Tiêu hóa: Tiêu chảy.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Hãy thông báo ngay cho bác sĩ và ngưng sử dụng Telfast BD 60mg nếu xảy ra: Phù mặt/môi/lưỡi hoặc cổ họng, và khó thở, vì đây có thể là những dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.
Dưới đây là tổng hợp 5 địa chỉ điều trị dị ứng uy tín khác tại Hà Nội để người bệnh dị ứng có nhu cầu thăm khám có thể tham khảo.
1. Bệnh viện E - Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Nội tiết
Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Giới thiệu:
Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Nội tiết của Bệnh viện E chuyên điều trị các bệnh dị ứng như mày đay, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, thực phẩm. Đơn vị này có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, mang đến các dịch vụ khám chữa toàn diện và hiệu quả cao.
2. Bệnh viện 108 - Trung tâm Dị ứng Miễn dịch
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giới thiệu:
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những bệnh viện công lập hàng đầu, chuyên sâu về điều trị dị ứng và các bệnh lý tự miễn. Trung tâm Dị ứng Miễn dịch của bệnh viện được trang bị hệ thống xét nghiệm tiên tiến, giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh như lupus, viêm mạch, và dị ứng cấp tính.
3. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn - Khoa Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng
Địa chỉ: Số 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội
Giới thiệu:
Là một trong những bệnh viện lớn tại Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn có chuyên khoa Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng chuyên điều trị viêm mũi dị ứng, hen phế quản, và dị ứng da. Với hệ thống thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ tận tâm, đây là lựa chọn uy tín cho nhiều bệnh nhân.
4. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec
Địa chỉ: Số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giới thiệu:
Vinmec là một trong những hệ thống y tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ điều trị dị ứng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, áp dụng các công nghệ xét nghiệm tiên tiến giúp xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng.
5. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Giới thiệu:
Bệnh viện Hồng Ngọc sở hữu khoa dị ứng chất lượng cao, chuyên điều trị mày đay, viêm da dị ứng, và dị ứng hô hấp. Đội ngũ bác sĩ tại đây có chuyên môn cao, kết hợp với hệ thống thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế, mang lại trải nghiệm chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
Các địa chỉ trên đều là những nơi uy tín, được đánh giá cao trong điều trị các bệnh lý dị ứng. Người bệnh nên cân nhắc kỹ để lựa chọn cơ sở phù hợp với nhu cầu và điều kiện cá nhân.