Siro Rutantop Mebiphar (70ml) là sản phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng, mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát tình trạng khó chịu do mày đay.
Được bào chế dạng siro, sản phẩm dễ dàng sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng. Công thức an toàn, được nghiên cứu kỹ lưỡng, giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng ngứa ngáy, sổ mũi hay phát ban.
Siro Rutantop Mebiphar 70ml là lựa chọn tối ưu để chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thành phần của Siro Rutantop
Thành phần cho 5m
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
Fexofenadin Hydrochlorid | 30mg |
Công dụng của Siro Rutantop
Chỉ định
Syrup Rutantop chỉ định điều trị triệu chứng trong những trường hợp sau:
Viêm mũi dị ứng theo mùa.
Mày đay mạn tính vô căn ở trẻ em, người lớn.
Dược lực học
Mã ATC: R06AX26
Nhóm dược lý: Thuốc kháng histamin thế hệ 2
Fexofenadin có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Thuốc là một chất chuyển hóa có hoạt tính của terfenadin, cùng cạnh tranh với histamin tại các thụ thể H1 ở đường tiêu hóa, mạch máu và đường hô hấp, nhưng không còn độc tính đối với tim do không có ức chế kênh kali liên quan đến sự tái cực tế bào cơ tim.
Fexofenadin không có tác dụng đáng kể đối kháng acetylcholin, đối kháng dopamin và không có tác dụng ức chế thụ thể alpha, hoặc beta - adrenegic. Ở liều điều trị, thuốc không gây ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài do thuốc gắn chậm vào thụ thể H1 tạo thành phức hợp bền vững và tách ra chậm.
Dược động học
Hấp thu
Thuốc hấp thu tốt khi dùng đường uống và bắt đầu phát huy tác dụng sau khi uống 60 phút. Nồng độ đỉnh trong máu đạt được sau 2 - 3 giờ. Thức ăn giàu chất béo làm giảm nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 17% và kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh của thuốc (đến khoảng 4h). Tác dụng kháng histamin kéo dài hơn 12 giờ.
Phân bố
Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương của thuốc là 60 – 70%, chủ yếu với albumin và alpha1 - acid glycoprotein. Fexofenadin không qua được hàng rào máu não.
Chuyển hóa
Fexofenadin rất ít bị chuyển hóa (khoảng 5%, chủ yếu ở niêm mạc ruột, chỉ có khoảng 0,5 -1,5% được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzym cytochrom Paso thành chất không có hoạt tính). Khoảng 3,5% liều fexofenadin chuyển hóa qua pha II (không liên quan đến hệ enzym cytochrom P450) thành dẫn chất methyl este. Chất chuyển hóa này chỉ thấy ở trong phân nên có thể có sự tham gia của các vi khuẩn đường ruột vào chuyển hóa.
Thải trừ
Thời gian bán thải của fexofenadin khoảng 14,4 giờ, kéo dài hơn (31 - 72%) ở người suy thận. Thuốc thải trừ chủ yếu qua phân (xấp xỉ 80%) và nước tiểu (11 - 12%) dưới dạng không đổi.
Loại bỏ bằng thẩm phân máu không hiệu quả.
Cách dùng Siro Rutantop
Cách dùng
Syrup Rutantop dùng đường uống, lắc đều trước khi sử dụng.
Lưu ý: Không uống syrup Rutantop với nước hoa quả. Thời điểm dùng syrup Rutantop không phụ thuốc vào bữa ăn.
Liều dùng
Liều khuyến cáo điều trị viêm mũi dị ứng, mày đay mạn tính vô căn:
Liều thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 60 mg (10 ml) x 2 lần/ngày hoặc 180 mg (30 ml) x 1 lần/ngày.
Liều thông thường cho trẻ em từ 2 – 11 tuổi: 30 mg (5 ml) x 2 lần/ngày.
Liều khuyến cáo điều trị mày đay mạn tính vô căn:
Trẻ em từ 6 tháng tới 2 tuổi: 15 mg (2,5 ml) một lần × 2 lần/ngày.
Người già và suy thận:
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn bị suy thận, người già: Bắt đầu dùng liều 60 mg (10 ml) uống 1 lần/ngày, điều chỉnh liều theo chức năng thận.
Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi bị suy thận: Bắt đầu dùng 30 mg (5 ml) x 1 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 tháng tới dưới 2 tuổi: Bắt đầu dùng 15 mg (2,5 ml) × 1 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Thông tin về độc tính cấp của fexofenadin còn hạn chế. Nếu có các triệu chứng như buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng thì thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Xử trí: Sử dụng biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa. Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Thẩm phân máu làm giảm nồng độ thuốc trong máu không đáng kể (1,7%). Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng syrup Rutantop thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Thường gặp, ADR > 1/100
Thần kinh: Buồn ngủ, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt.
Tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu.
Khác: Dễ bị nhiễm virus (cảm, cúm), đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh: Sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng.
Tiêu hóa: Khô miệng, đau bụng.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Da: Ban, mày đay, ngứa.
Phản ứng quá mẫn: Phù mạch, tức ngực, khó thở, đỏ bừng, sốc phản vệ.
Hướng dẫn xử trí các tác dụng không mong muốn:
Tác dụng không mong muốn của thuốc thường nhẹ, chỉ 2,2% người bệnh phải ngừng thuốc do ADR của thuốc.
Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Viêm mũi dị ứng và mày đay không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Siro Rutantop Mebiphar 70ml là giải pháp hiệu quả giúp giảm nhanh các triệu chứng này. Tuy nhiên, để điều trị tận gốc và phòng ngừa tái phát, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín là vô cùng quan trọng. Tại Hà Nội, những địa chỉ chuyên khoa tai mũi họng hàng đầu như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh và Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt sẽ là sự lựa chọn lý tưởng để hỗ trợ điều trị toàn diện, đảm bảo sức khỏe tối ưu cho người bệnh.
Các địa chỉ uy tín trong điều trị tai mũi họng tại Hà Nội
Tọa lạc tại số 1 Tôn Thất Tùng, Hà Nội, bệnh viện là điểm đến đáng tin cậy với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh.
2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh
Địa chỉ tại số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, cơ sở này được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt trong lĩnh vực tai mũi họng, với sự tận tâm và chuyên nghiệp.
3. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Nằm tại 34 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, bệnh viện là lựa chọn đáng tin cậy cho những ai cần điều trị các bệnh lý tai mũi họng, kết hợp với các dịch vụ y tế toàn diện khác.