Telfast HD 180mg Sanofi - Giảm Viêm Mũi Dị Ứng, Mày Đay (3 Vỉ x 10 Viên)

Thuốc Telfast HD 180mg Sanofi hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng và mày đay vô căn mạn tính hiệu quả.

Sản phẩm được đóng gói gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên, tiện lợi cho người sử dụng.

.

Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Telfast HD 180mg Sanofi là thuốc chống dị ứng hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng và mày đay vô căn mạn tính. Sản phẩm được đóng gói tiện lợi với 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên, hỗ trợ nhanh chóng trong việc kiểm soát các vấn đề dị ứng.

Thành phần của Thuốc chống dị ứng Telfast HD 180mg

Thông tin thành phần Hàm lượng 
Fexofenadine180mg

Công dụng của Thuốc chống dị ứng Telfast HD 180mg

Chỉ định

Thuốc Telfast 180mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị viêm mũi dị ứng: Telfast HD 180mg được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

  • Ðiều trị mày đay vô căn mạn tính: Telfast HD 180mg được chỉ định để điều trị các biểu hiện ngoài da không biến chứng của mày đay vô căn mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Thuốc làm giảm ngứa và số lượng dát mày đay một cách đáng kể.

Telfast HD 180mg Sanofi - Giảm Viêm Mũi Dị Ứng, Mày Đay (3 Vỉ x 10 Viên) - ảnh 1

Dược lực học

Fexofenadin là thuốc kháng histamin thế hệ hai, có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể histamin H1 ngoại biên. Fexofenadin là chất chuyển hóa có hoạt tính của terfenadin nhưng không còn độc tính đối với tim do không ức chế kênh kali liên quan đến sự tái cực tế bào cơ tim. Fexofenadin không có tác dụng đáng kể kháng cholinergic hoặc dopaminergic và không có tác dụng ức chế thụ thể alpha-1 hoặc beta adrenergic. Ở liều điều trị, fexofenadin không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài.

Telfast HD 180mg Sanofi - Giảm Viêm Mũi Dị Ứng, Mày Đay (3 Vỉ x 10 Viên) - ảnh 2

Dược động học

Hấp thu

Fexofenadin được hấp thu tốt khi dùng đường uống và bắt đầu phát huy tác dụng sau khi uống 60 phút. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2-3 giờ. Việc sử dụng đồng thời fexofenadin với chế độ ăn nhiều chất béo làm giảm AUC và Cmax của fexofenadin lần lượt là 21% và 20%.

Phân bố

Khoảng 60-70% fexofenadin gắn kết với protein huyết tương, chủ yếu với albumin và alpha-1 acid glycoprotein. Không rõ thuốc có qua nhau thai hoặc bài tiết vào sữa mẹ hay không. Fexofenadin không qua hàng rào máu não.

Chuyển hóa

Fexofenadin rất ít bị chuyển hóa (khoảng 5%, chủ yếu ở niêm mạc ruột. Chỉ khoảng 0,5-1,5% liều dùng được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450 thành chất không có hoạt tính).

Thải trừ

Thời gian bán thải trung bình của fexofenadin khoảng 14,4 giờ, kéo dài hơn (31-72%) ở người suy thận. Thuốc được thải trừ dưới dạng không đổi chủ yếu qua phân khoảng 80%, và 11 % qua nước tiểu.

Cách dùng Thuốc chống dị ứng Telfast HD 180mg

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống với nước và trước bữa ăn. Không uống thuốc với nước hoa quả (như cam, bưởi, táo).

Liều dùng

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều khuyên dùng của Telfast HD 180mg là 1 viên mỗi ngày.

Người suy thận: Liều khởi đầu được khuyên dùng là 1 viên fexofenadin 60 mg mỗi ngày.

Người suy gan: Không cần điều chỉnh liều.

Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều, ngoại trừ có suy giảm chức năng thận.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Telfast HD 180mg Sanofi - Giảm Viêm Mũi Dị Ứng, Mày Đay (3 Vỉ x 10 Viên) - ảnh 3

Làm gì khi dùng quá liều?

Các báo cáo về quá liều của fexofenadin ít gặp và thông tin về độc tính cấp còn hạn chế. Tuy nhiên, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng đã được báo cáo.

Xử trí: Sử dụng các biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa. Điều trị triệu chứng và nâng đỡ tổng trạng. Lọc máu làm giảm nồng độ thuốc trong máu không đáng kể (1,7%). Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Telfast 180mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR >1/100

Thần kinh: Buồn ngủ (1,3 - 2,2%), mệt mỏi, đau đầu, bị mất ngủ, chóng mặt.

Tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu.

Khác: Dễ bị nhiễm siêu vi (cảm, cúm), đau bụng kinh, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh: Sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng.

Tiêu hóa: Khô miệng, đau bụng.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

Da: Ban da, mày đay, ngứa.

Phản ứng quá mẫn: Phù mặt/môi/lưỡi/họng, tức ngực, khó thở, đỏ bừng mặt.

Không rõ tần suất

Tim mạch: Tăng nhịp tim, hồi hộp.

Tiêu hóa: Tiêu chảy.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Hãy thông báo ngay cho bác sĩ và ngưng sử dụng Telfast HD 180mg nếu xảy ra: Phù mặt/môi/lưỡi hoặc cổ họng, và khó thở, vì đây có thể là những dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.

Khi nào bạn cần đi khám chuyên khoa dị ứng - miễn dịch

Việc xác định thời điểm cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu sau, việc tìm đến bác sĩ chuyên khoa là cần thiết:

Các bệnh dị ứng:

  • Dị ứng chung

  • Dị ứng thuốc

  • Hen phế quản

  • Mày đay

  • Dị ứng thực phẩm

  • Viêm mũi dị ứng

  • Viêm kết mạc dị ứng

  • Viêm da cơ địa

  • Phản ứng quá mẫn với vắc xin

  • Dị ứng do côn trùng đốt

Các bệnh liên quan đến miễn dịch:

  • Lupus ban đỏ hệ thống

  • Xơ cứng bì hệ thống

  • Viêm da cơ, viêm đa cơ

  • Hội chứng kháng phospholipid

  • Viêm mạch Schoenlein-Henoch

  • Viêm gan tự miễn

  • Bệnh mô liên kết hỗn hợp

Khi gặp phải các triệu chứng trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ là người đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả, giúp bạn cải thiện sức khỏe.

Khám và điều trị bệnh Dị ứng - Miễn dịch ở đâu tốt

Nếu bạn đang phải đối mặt với một trong các bệnh lý nêu trên và muốn tìm kiếm địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, hiệu quả, thông tin dưới đây sẽ là gợi ý hữu ích.

Cách 1: Khám chữa bệnh Dị ứng miễn dịch tại bệnh viện công lập

Ưu điểm:

  • Chi phí điều trị hợp lý, đặc biệt với bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến. Lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân có tình trạng nặng hoặc cần điều trị lâu dài, cả nội trú lẫn ngoại trú.

  • Đội ngũ bác sĩ đa dạng với chuyên môn sâu rộng, bao gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dị ứng và miễn dịch lâm sàng, sẵn sàng hỗ trợ điều trị hiệu quả.

  • Là bệnh viện tuyến trung ương, được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, đặc biệt là những bệnh lý phức tạp trong khoa dị ứng miễn dịch.

Nhược điểm:

  • Lượng bệnh nhân tập trung tại các bệnh viện tuyến trung ương dẫn đến tình trạng chờ đợi lâu, xếp hàng khi thăm khám.

  • Quy trình thăm khám vẫn còn một số bất tiện, chưa tối ưu hóa hoàn toàn sự thuận tiện cho người bệnh.

  • Vào thời điểm bệnh viện quá tải, bệnh nhân nội trú có thể phải chia giường, gây bất tiện cho cả người bệnh lẫn người thân chăm sóc.

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A - số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Đến nay, trung tâm Dị ứng - Miễn dịch - Bệnh viện Bạch Mai đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực này tại một trong những bệnh viện lớn và uy tín bậc nhất cả nước. Mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận từ 70 đến 100 bệnh nhân điều trị nội trú. 

Hàng nghìn bệnh nhân đến thăm khám và điều trị hàng năm, trong đó có hàng trăm ca bệnh nặng như dị ứng thuốc (sốc phản vệ, AGEP, DRESS, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell…), hen phế quản nặng, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp, xơ cứng bì hệ thống… đã được điều trị thành công. Nhiều phương pháp điều trị tiên tiến như giảm mẫn cảm nhanh, pulse therapy glucocorticoid và cyclophosphamid đang được áp dụng hiệu quả.

Trung tâm tự hào là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Dị ứng miễn dịch lâm sàng, trong đó có các tên tuổi nổi bật như:

  • GS. TS Nguyễn Năng An

  • GS. TS. Đào Văn Chinh

  • PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn

  • TS Phạm Huy Thông

Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp - Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Nhi Trung ương chuyên tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân dưới 15 tuổi. Đây là địa chỉ uy tín tại Việt Nam, nổi bật với nhiều nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực dị ứng miễn dịch.

Hàng năm, khoa phối hợp với bệnh viện và Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai, cùng các bác sĩ, chuyên gia từ Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Nhi khoa Châu Á - Thái Bình Dương (APAPARI) tổ chức các hội thảo cập nhật kiến thức mới về dị ứng miễn dịch trong lĩnh vực nhi khoa.

Khoa Dị ứng Miễn dịch Nhi khoa hiện sở hữu đội ngũ bác sĩ chất lượng, gồm 19 chuyên gia, trong đó có những tên tuổi nổi bật như PGS. TS Lê Thị Minh Hương và PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dị ứng miễn dịch.

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám số 1, hay còn được biết đến với tên gọi Trung tâm Y khoa số 1, là cơ sở chuyên gia trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hoạt động tại đây tương tự như các phòng khám theo yêu cầu tại các bệnh viện lớn như Nhi Trung ương, Bạch Mai, với các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành từ những bệnh viện uy tín như Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, và Viện Nhi. Các bác sĩ sẽ có lịch khám định kỳ vào những ngày cố định trong tuần.

Đặc biệt, nhóm chuyên gia về bệnh dị ứng và miễn dịch lâm sàng tại phòng khám đang được phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều bệnh nhân nhờ vào danh tiếng và kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ. Một số tên tuổi tiêu biểu trong nhóm này bao gồm:

  • PGS. TS Nguyễn Thị Vân, nguyên Phó trưởng khoa Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai.

  • PGS. TS Hoàng Thị Lâm, Phó trưởng Bộ môn Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội.

Cách 2: Khám và điều trị bệnh Dị ứng - Miễn dịch tại bệnh viện, phòng khám tư

Ưu điểm:

  • Cơ sở vật chất hiện đại, không gian rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

  • Quy trình khám bệnh nhanh chóng, linh hoạt, giúp tiết kiệm thời gian cho người thăm khám.

  • Các trang thiết bị y tế luôn được cập nhật và cải tiến, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và phù hợp với xu hướng y học quốc tế.

  • Thời gian chờ đợi của người bệnh được giảm thiểu tối đa.

  • Bệnh nhân có thể lựa chọn bác sĩ thăm khám theo nhu cầu và đặt lịch trước, tiện lợi ngay tại nhà.

Nhược điểm:

  • Chi phí khám chữa bệnh có thể cao hơn so với các bệnh viện công.

  • Sử dụng bảo hiểm y tế tại mỗi cơ sở còn tùy theo chính sách của từng bệnh viện.

  • Số lượng phòng bệnh và giường bệnh dành cho điều trị nội trú còn hạn chế.

  • Mảng điều trị bệnh còn hạn chế, chưa đa dạng như tại các bệnh viện công lập với các chuyên khoa sâu.

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec

  • Địa chỉ: số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Hotline:

Bệnh viện Vinmec nổi bật với cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, cùng với các thiết bị y tế tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế. Đội ngũ bác sĩ tại đây đều là những chuyên gia đầu ngành, đảm bảo chất lượng thăm khám và điều trị cao. Nếu chi phí không phải là vấn đề lớn, Vinmec sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ai cần chăm sóc sức khỏe.

Đối với bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến dị ứng và miễn dịch, khoa Nội tổng hợp của bệnh viện sẽ là nơi khám và điều trị. Vinmec đặc biệt nổi bật trong nhóm bệnh này nhờ vào đội ngũ bác sĩ tài năng, tiêu biểu là PGS. TS Phan Quang Đoàn. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh như hen, phổi tắc nghẽn mãn tính, cùng các bệnh dị ứng và tự miễn, PGS. Đoàn đã có nhiều đóng góp quan trọng tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y.

Bên cạnh đó, PGS. Đoàn còn là tác giả và chủ biên của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, với gần 60 bài báo đã được công bố trên các tạp chí y học uy tín. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách chuyên môn như:

  • Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (dành cho bác sĩ và học viên sau đại học – NXB Giáo dục)

  • Các bệnh dị ứng và tự miễn thường gặp – NXB Y học.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đoàn

  • Số 42, 44 P. Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Dị ứng - Miễn dịch
  • 299.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Văn Khánh

  • Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 đường Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội
  • Dị ứng - Miễn dịch
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh

  • Số 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Dị ứng - Miễn dịch

Bác sĩ CKII Đỗ Trương Thanh Lan

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
  • Dị ứng - Miễn dịch
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Đặt lịch khám nhanh